Viêm túi thừa đại tràng, những điều cần biết

Nội dung

1. Túi thừa đại tràng là một túi niêm mạc và dưới niêm mạc đại tràng nhô ra giống như túi xuyên qua lớp cơ của đại tràng; bởi vì nó không chứa tất cả các lớp ruột, nó được coi là một túi thừa giả. Túi thừa hay gặp nhất ở vùng đại tràng trái( đại tràng xuống), sau 40 tuổi và ít khi gây bệnh. 80% các túi thừa không gây triệu chứng gì hoặc thỉnh thoảng có táo bón nhẹ. 20% các túi thừa gây ra các triệu chứng đau, viêm túi thừa, chảy máu túi thừa.

Viêm túi thừa có thể gây đau bụng dữ dội, sốt, nôn, thay đổi thói quen đi cầu. Viêm túi thừa mức độ nhẹ có thể điều trị bằng: nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn (thức ăn lỏng) và dùng kháng sinh. Viêm túi thừa nặng hoặc tái phát nhiều lần cần được phẫu thuật.

 

2. Triệu chứng:

2.1. Đau bụng: đau liên tục kéo dài vài ngày, thường đau bụng hố chậu trái. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ đau hố chậu phải với mức độ đua nặng hơn và hay gặp ở người châu Á.

2.2. Sốt

2.3. Buồn nôn, nôn mửa

2.4. Rối loạn đi cầu: táo bón , hiếm hơn có thể tiêu chảy

 

3. Khi nào thì cần tới cơ sơ y tế để khám bệnh?

Nếu bạn có bất cứ đau bụng dai dẳng nào không giải thích được, đặc biệt là kèm theo sốt, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy.

 

4. Yếu tố nguy cơ của bệnh Viêm túi thừa đại tràng?

4.1. Tuổi: tuổi càng lớn thì tỉ lệ viêm túi thừa càng tăng lên

4.2. Béo phì

4.3. Hút thuốc lá

4.4. Thiếu vận động, tập thể dục

4.5. Chế độ ăn nhiều mỡ động vật và ít chất xơ

4.6. Sử dụng thuốc : Kháng viêm Steroid, Non-Steorid, Opioids

 

5. Biến chứng: 25% trường hợp viêm túi thừa cấp tính có thể gây ra biến chứng:

5.1. Áp xe

5.2. Tắc ruột

5.3. Lỗ dò ở ruột ( ruột -ruột, ruột- cơ quan khác)

5.4. Viêm phúc mạc

 

6. Lối sống Phòng bệnh:

6.1. Tăng cường tập thể dục, giảm cân

6.2. Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít mỡ động vật

6.3. Uống nhiều nước

6.4. Không hút thuốc lá

return to top