Nguyên nhân chính xác gây thoát vị hoành bẩm sinh vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên bệnh có thể gặp với dạng là dị tật bẩm sinh.
Cơ hoành là cấu trúc cân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực. Cơ hoành được hình thành vào tuần thứ 8-10 của thời kỳ bào thai. Trong quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở. Theo đó lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn và các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành.
Thoát vị hoành bẩm sinh chủ yếu gặp ở bên trái, ít gặp ở bên phải và rất hiếm khi bị ở cả hai bên.
Trẻ bị thoát vị hoành thường có biểu hiện suy hô hấp (khó thở) sớm và nặng sau sinh.
Ngoài ra, trẻ bị thoát vị hoành còn có triệu chứng bụng lép (do một số tạng trong ổ bụng đi lên lồng ngực).
Một số trường hợp có biểu hiện muộn, trẻ hay bị viêm phổi, khó thở và chỉ tình cờ phát hiện được thoát vị hoành khi chụp phim X-quang.
Khi thấy các dấu hiệu không ổn về sức khỏe, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.
Trẻ bị thoát vị hoành cần được xử trí ban đầu bằng cách đặt nội khí quản trợ giúp thở và đặt ống thông dẫn lưu dạ dày liên tục (để dẫn lưu hơi do trẻ nuốt vào trong dạ dày làm giảm chèn ép phổi).
Sau đó trẻ cần được phẫu thuật mổ giải phóng chèn ép phổi và khâu phục hồi cơ hoành.
Theo nghiên cứu, dù được phẫu thuật và điều trị thoát vị hoành bẩm sinh nhưng những trẻ từng bị bệnh này có thể gặp phải một số bệnh lý đường hô hấp như:
Vì thế sau khi điều trị thoát vị hoành bẩm sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần theo dõi sức khỏe định kỳ. Cần đưa trẻ đi kiểm tra để điều chỉnh phương pháp chữa trị và hỗ trợ phù hợp, giúp cải thiện thính lực, tinh thần… Đồng thời giảm biến chứng sau mổ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh