Mụn ở các lứa tuổi khác nhau

Nội dung

Mụn ở các lứa tuổi khác nhau

Mụn được điều trị theo những cách khác nhau phụ thuộc vào lứa tuổi nó xuất hiện. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu tại sao mụn xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau của cuộc sống, khi nào cần bắt đầu điều trị, khi nào không cần, và khi nào cần gặp bác sĩ.

 

Mụn ở trẻ mới sinh

Mụn ở trẻ mới sinh xuất hiện trong vòng 6 tuần đầu mới sinh. Thậm chí một số đứa trẻ có nốt mụn đầu tiên ngay từ khi sinh ra. Mặc dù chúng không hoàn toàn là mụn trứng cá thông thường, mụn ở trẻ sơ sinh cũng gây những nốt đỏ ở má, mũi, cằm của trẻ.

Mụn ở trẻ mới sinh không nguy hiểm và thường tự mất đi trong một vài tuần nên không cần thực hiện bất cứ phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, hãy tìm đến bác sĩ.

 

Mụn ở trẻ sơ sinh

Những trẻ lớn hơn 6 tuần tuổi có thể gặp phải loại mụn này.

Mụn ở trẻ sơ sinh thường không phổ biến bằng mụn ở trẻ mới sinh, chính vì thế nếu bạn phát hiện những nốt mụn trên người bé, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Mặc dù hầu hết các trường hợp mụn ở trẻ sơ sinh không phải là nỗi lo lớn và sẽ tự hết mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp bác sĩ có thể cần kiểm tra rối loạn nội tiết của trẻ.

Một số trẻ có thể xuất hiện những nốt mụn sẩn, mụn mủ nghiêm trọng. Không giống mụn ở trẻ mới sinh, những nốt mụn nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh được điều trị bằng thuốc trị mụn (dưới sự giám sát của bác sĩ)

 

Mụn ở trẻ 1-7 tuổi

Mụn ở nhóm tuổi này thường hiếm và nếu chúng xuất hiện, bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay lập tức.

Đầu tiên, bạn cần chắc chắc những nốt bạn nhìn thấy là mụn? Ban nóng và viêm lỗ chân lông đều tạo nên những nốt đỏ gây nhầm lẫn với mụn. Bất kì khi nào trẻ xuất hiện những nốt ban đỏ mà bạn không chắc rằng nó là ban, hãy gọi cho bác sĩ.

Nếu trẻ thực sự có những nốt mụn, đặc biệt nếu nó lan rộng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cần kiểm tra tổng quát và bạn có thể cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nội tiết.

 

Mụn ở trẻ từ 7-12 tuổi

Bạn có thể cho rằng đối với những bé 8 tuổi là quá sớm để mọc mụn, nhưng nó hoàn toàn bình thường khi trẻ trong nhóm này khi bắt đầu mọc mụn. Những trẻ này đang ở giai đoạn chuẩn bị và bắt đầu dậy thì, mun sẽ xuất hiện.

Mụn xuất hiện trong giai đoạn này thường nhẹ, chủ yếu là đầu đen và mụn bít tắc với những nốt mụn nhỏ. Những nốt mụn dạng này nên bắt đầu điều trị bằng thuốc trị mụn.

Một điều cần chú ý là trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì phát triển mụn sớm thường mọc mụn nặng hơn ở tuổi dậy thì. Nên nếu trẻ mọc mụn, hãy để ý kĩ da bé và nếu bạn không thấy thuốc điều trị cho kết quả tốt, bạn nên gặp bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ da liễu.

 

Mụn ở trẻ trong độ dậy thì

Hormone bắt đầu tiết trong những năm dậy thì, và do đó xuất hiện mụn là hoàn toàn bình thường, nhưng không có nghĩa là trẻ phải sống chung với chúng.

Có nhiều cách điều trị mụn, chính vì thế hầu hết các trường hợp mun đều kiểm soát được. Vấn đề chỉ là tìm ra phương pháp nào phù hợp nhất với bạn.

Hãy bắt đầu với những sản phẩm trị mụn không kê đơn, đặc biệt những loại có chứa benzoyl peroxide. Nếu những sản phẩm đó không có tác dụng, hãy tìm đến bác sĩ da liễu. Phụ thuộc vào mức độ mun và sự nhạy cảm của da bạn, bác sĩ có thể kê thuốc bôi, thuốc uống hoặc phối hợp cả hai.

 

Mụn ở người trưởng thành

Người trưởng thành cũng có thể xuất hiện mụn. Mụn ở người trưởng thành thường do cùng nguyên nhân như ở tuổi dậy thì, chủ yếu do hormone. Điều này giải thích tại sao phụ nữ thường xuất hiện mụn nhiều hơn nam giới.

Những phương pháp điều trị bạn sử dụng khi ở tuổi dậy thì có thể không phải lựa chọn tốt nhất khi trưởng thành. Trừ khi các nốt mụn ở mức độ nhẹ, sản phẩm trị mụn không đơn không có tác dụng nhiều. do đó, lựa chọn tốt nhất là tìm đến bác sĩ da liễu

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top