✴️ Những vị trí trên cơ thể bệnh vảy nến dễ “tấn công” nhất

Nội dung

Khuỷu tay và đầu gối

nhung-vi-tri-tren-co-the-benh-vay-nen-de-tan-cong-3

Khuỷu tay và đầu gối là vị trí thường gặp nhất của bệnh vảy nến. Đó thường là vảy nến mảng

Khuỷu tay và đầu gối là vị trí thường gặp nhất của bệnh vảy nến. Đó thường là vảy nến mảng – một dạng bệnh làm xuất hiện những mảng da đỏ, hơi phồng, được bao phủ bằng lớp tế bào da chết màu trắng bạc. Chúng thường gây đau và ngứa, đồng thời có thể bị nứt vỡ ra và chảy máu.

Trên mặt

Đây là vị trí bệnh vảy nến ít xuất hiện hơn cả nhưng không có nghĩa là không xảy ra. Dạng vảy nến này thường tác động tới lông mày, vùng da giữa mũi, môi trên, trán và vùng chân tóc nối giữa trán và da đầu. Nguyên nhân là vì tại những vị trí này làn da rất nhạy cảm nên người bệnh cần được điều trị thật cẩn thận.

Bàn tay và bàn chân

Lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng có thể bị vảy nến dạng palmar-plantar. Tại đây, da thường bị đóng vảy, nứt nẻ, đôi khi bị phồng giộp hoặc nổi màu đỏ. Người bệnh thường phải chịu đựng cảm giác đau đớn.

Da đầu

nhung-vi-tri-tren-co-the-benh-vay-nen-de-tan-cong-2

Vảy nến mảng cũng thường xuất hiện trên da đầu.

Vảy nến mảng cũng thường xuất hiện trên da đầu. Bệnh có nhiều mức độ khác nhau, tương đương với đó là những biểu hiện khác nhau như tình trạng da tróc vảy nhẹ tới mức các mảng da dày, cứng che phủ toàn bộ da đầu. Thậm chí bệnh có thể còn vượt qua vùng tóc để lan xuống trán, lưng, cổ và xung quanh tai.

Móng tay

Vảy nến cũng có thể gây ảnh hưởng tới móng, nơi nó gây ra tình trạng đổi màu móng sang sắc hơi vàng. Thậm chí nó có thể làm rời phần móng ra khỏi nền móng (lớp mô ở đáy móng tay, móng chân).

nhung-vi-tri-tren-co-the-benh-vay-nen-de-tan-cong-1

Người bị vảy nến cần khám chữa kịp thời, tránh tình trạng bệnh phát triển nặng

Bộ phận sinh dục

Thật không may, vị trí nhạy cảm này cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công của vảy nến. Ban đầu, người bệnh có thể nhầm lẫn nó với một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nào đó, tuy nhiên không phải như vậy. Vảy nến ở bộ phận sinh dục giống vảy nến ở các vị trí khác trên cơ thể nhưng trong trường hợp này, khi xuất hiện ở các nếp gấp da (chẳng hạn như háng), nó không tạo vảy như vảy nến dạng mảng nhưng thường trơn và sáng với vẻ ngoài giống sáp.

Ở các nếp gấp da, như mông, nách hoặc bên dưới vú

Dạng vảy nến này còn được gọi là vảy nến ngược, thường xuất hiện dưới dạng những thương tổn rất đỏ bên dưới đầu gối, ở nách hay trên mông. Nó cũng có thể tấn công vùng bên dưới vú, gây khó chịu do ra mồ hôi cũng như cọ xát giữa các vùng da với nhau.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp 

return to top