Phải làm gì khi bị phát ban?

Nội dung

“Tôi có cần đến khám bác sĩ không?”

Bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn xuất hiện bất kì triệu chứng nào dưới đây kèm theo phát ban:

  • Đau tăng lên hoặc ban biến đổi màu sắc
  • Khó thở, phù họng
  • Phù mặt
  • Ban mới xuất hiện thêm
  • Sốt trên 38 độ C
  • Lơ mơ hoặc chóng mặt
  • Đau đầu, đau cổ nặng
  • Nôn hoặc tiêu chảy

Hoặc liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị:

  • Đau khớp
  • Đau họng hoặc sốt nhẹ
  • Có vệt đỏ hoặc cảm giác căng da gần khu vực phát ban
  • Có vết cắn của một con vật nào đó

 

“Tôi bị loại phát ban gì?”

Nếu bạn vừa trở về từ một chuyến đi rừng, rất có thể bạn bị phát ban do nhiễm độc sồi. Nhưng nếu triệu chứng này mất đi sau 5 giờ, nó có thể chỉ là một phản ứng nhẹ. Có rất nhiều loại ban và gây ra do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn nên đến trung tâm y tế để được xác định chính xác.

 

“Tôi có thể gãi không?”

Không. Gãi sẽ làm cho những ban này trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn không thể kháng cự được cảm giác ngứa, bạn nên cắt móng tay ngắn nhất có thể để tránh làm tổn thương da và gây nhiễm trùng. Một số giải pháp khác mà bạn có thể tham khảo như:

  • Tránh sử dụng nước nóng
  • Giữ ẩm cho da
  • Mặc quần áo thoáng mát

 

“Bác sĩ có thể làm gì giúp tôi?”

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân phát ban của bạn thông qua quan sát và hỏi bệnh, và nếu cần thiết, họ sẽ xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da (sinh thiết hoặc cạo). Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau bao gồm:

  • Sử dụng kem bôi da, gel, hoặc thuốc mỡ bôi tại chỗ
  • Uống thuốc
  • Phẫu thuật

 

“Tôi có thể làm gì ở nhà?”

Để tránh cào xước da, bạn có thể:

  • Rửa sạch vùng da nổi ban bằng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng
  • Không sử dụng nước hoa, mỹ phẩm, kem dưỡng da
  • Để hở da
  • Làm ẩm da

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top