Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, tuy nhiên mắt cũng tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm do những ký sinh trùng đáng sợ gây nên. Những sinh vật đáng sợ này sống ký sinh và gây bệnh trong mắt, dẫn đến viêm nhiễm giác mạc, mờ mắt thậm chí mù lòa vĩnh viễn.
GIUN TRÒN BAYLISASCARIS PROCYONIS
Loại giun này thường ký sinh trên gấu trúc. Tuy nhiên, nó có thể ký sinh trên người, ngoài ra chúng còn ký sinh trên cơ thể hơn 100 loài chim vàmột số động vật có vú khác. Chúng có khả năng gây mù, thương tổn thần kinh hoặc tử vong ở người. Con người chỉ phát hiện ra bệnh sau khi trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng xuyên qua thành ruột và di chuyển vào các mô khác nhau, khi ấu trùng di chuyển vào não hoặc mắt sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến não và mắt. Loại giun này nguy hiểm ở chỗ, trứng của nó có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường. Nếu gặp môi trường ẩm thấp, trứng của loài giun này có thể được bảo vệ khoảng 5 năm. Chẩn đoán được thực hiện bằng xét nghiệm huyết thanh, hoặc bằng cách xác định ấu trùng trong sinh thiết các mẫu tử .
Hình 1: Giun tròn Baylisascaris procyonis
(http://www.asktheexterminator.com/wild_animals/Raccoon_Roundworm_printer.shtml)
GIUN TRÒN THELAZIA
Chó, trâu, bò, ngựa là các vật chủ thường gặp cho Thelazia spp, nhưng đôi khi con người và động vật có vú khác cũng mắc phải, các ấu trùng giai đoạn đầu tiên được đưa vào ruột của vật chủ trung gian như ruồi Drosophilid trong chi Amioto, và ruồi Muscid trong các chi Musca và Fannia, khi chúng ăn những nước mắt và tiết lệ đạo khác. Ở trong đường tiêu hóa của vật chủ trung gian sẽ phát triển qua các giai đoạn khác nhau, đến giai đoạn 3 thoát ra khỏi nang và di chuyển đến phần miệng của ruồi, khi ruồi ăn những giọt nước mắt của các vật chủ. Ấu trùng xâm nhập vào túi kết mạc của vật chủ và trở thành giun trưởng thành sau khoảng 1 tháng. Giun ở trong mắt gây viêm và chảy nước mắt. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, sợ ánh sáng, phù, viêm kết mạc, và mù lòa có thể xảy ra.
Hình 2: Giun tròn Thelazia (http://www.bariparasitology.it/)
ACANTHAMOEBA
Acanthamoeba spp, thường được tìm thấy trong kính áp tròng, hồ nước, bể bơi, nước máy, lò sưởi ấm và điều hòa không khí. Một số loài Acanthamoeba, bao gồm A.culbertsoni, A.polyphaga, A.castellanii, A.astronyxis, A.hatchetti, A.rhysodes, A.divionensis, A.lugdunensis, và A.lenticulata có liên quan đến bệnh nhân. Chúng sống dựa vào cách ăn vi khuẩn, những vi khuẩn thường bắt gặp trong kính áp tròng bẩn. Một khi xâm nhập vào mắt, Acanthamoeba gây viêm giác mạc, sự nhiễm trùng của mắt thường xảy ra ở những người khỏe mạnh. Hậu quả của việc tấn công này là Acanthamoeba sẽ khiến mắt người bệnh ngứa rát, đau, mắt mờ, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn hoặc mù. Bởi vì có những điểm tương đồng với các triệu chứng của nhiễm trùng mắt khác, nên việc chẩn đoán sớm là rất cần thiết cho việc điều trị có hiệu quả của Acanthamoeba viêm giác mạc.
Hình 3: Acanthamoeba trong mắt
(http://www.reviewofcontactlenses.com/content/c/37555/, https://www.bravelets.com/bravepage/acanthamoeba-awareness)
ONCHOCERCA VOLVULUS
Onchocerciasis là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên gây ra bởi giun xoắn Onchocerca. Quá trình bệnh xảy ra khi một loại côn trùng truyền bệnh, loài ruồi đen (Simulium damnosum) chích vào da người để hút máu và truyền những ấu trùng giun chưa trưởng thành từ người bệnh sang những người lành. Ở người khi bị nhiễm Onchocerciasis gây suy giảm thị lực hoặc mù, Onchocerciasis còn gây bệnh ngoài da, trong đó có các nốt sần dưới da và ngứa. Onchocerciasis trên toàn thế giới chỉ đứng sau bệnh đau mắt hột là một nguyên nhân gây lây nhiễm của bệnh mù. Các biểu hiện nghiêm trọng nhất bao gồm các tổn thương cấu trúc quan trọng và thường gây mù vĩnh viễn. Đây là căn bệnh đáng để được quan tâm với mức gây mù lòa cao và xảy ra ở những cộng đồng có dịch bệnh này lan tràn. Bệnh này thường gây khủng hoảng trong cộng đồng do những hậu quả nặng nề về kinh tế và xã hội mà nó gây ra.
Hình 4: Onchocerciasis trong mắt và mô
(http://www.cehjournal.org/article/vision-2020-update-on-onchocerciasis/)
TOXOCARIASIS
Toxocariasis là bệnh ký sinh trùng gây ra bởi ấu trùng của hai loài giun tròn Toxocara: Toxocara canis từ chó và, ít gặp hơn, Toxocara cati từ mèo. Toxocariasis mắt xảy ra khi ấu trùng Toxocara di chuyển đến mắt. Triệu chứng và dấu hiệu của Toxocariasis mắt bao gồm giảm thị lực, viêm mắt hoặc thiệt hại đến võng mạc.Thông thường, chỉ có một mắt bị ảnh hưởng. Toxocariasis được coi là một trong những bệnh ký sinh trùng đang bị lãng quên, Toxocariasis nằm trong nhóm 5 bệnh ký sinh trùng đã được CDC Hoa Kỳ nhắm làm mục tiêu cho hành động y tế công cộng.
Hình 5: Toxocariasis
TAENIA SOLIUM
Con người cũng có thể bị nhiễm T. solium bằng cách nuốt phải trứng có trong thực phẩm hoặc nước hoặc là vệ sinh thân thể kém. Bệnh ấu trùng, tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau có các nốt ở dưới da bằng hạt đậu, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, hoặc có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội, hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù nếu có nang sán ở mắt. Bệnh do T. solium không những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Nó cũng làm giảm giá trị của lợn và gia súc, và không an toàn cho người ăn. T. solium bệnh giun sán vẫn còn là một căn bệnh bị lãng quên, và đã được bổ sung bởi WHO vào danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong năm 2010.
Hình 6: T. solium (http://www.cdc.gov/parasites/taeniasis/)
TOXOPLASMOSIS
Toxoplasmosis được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong liên quan đến bệnh từ thực phẩm ở Hoa Kỳ. Hơn 60 triệu người đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở Mỹ mang ký sinh trùng Toxoplasmosis, nhưng rất ít có triệu chứng bởi vì hệ thống miễn dịch thường giữ cho ký sinh trùng gây bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ mới bị nhiễm Toxoplasmosis trong thời gian mang thai hệ thống miễn dịch bị tổn hại nên Toxoplasmosis có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu chúng ta và người nhà chúng ta đang mới nhiễm Toxoplasma trước hoặc trong khi mang thai, sau đó bạn có thể truyền bệnh cho em bé. Trẻ sơ sinh bị nhiễm hầu hết không có triệu chứng lúc sinh nhưng có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng sau này trong cuộc sống, như mù hoặc khuyết tật về tâm thần. Toxoplasmosis được coi là một trong những bệnh ký sinh trùng bị lãng quên, nằm trong nhóm 5 bệnh ký sinh trùng đã được CDC Hoa Kỳ nhắm làm mục tiêu cho hành động y tế công cộng.
Hình 7: Toxoplasmosis
PHÒNG BỆNH
Mắt là bộ phận quan trọng của cơ thể, soi sáng tương lai của mỗi con người và là cửa sổ của tâm hồn. Vì vậy, để tránh mắc các bệnh về mắt do các loại ký sinh trùng gây nên, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh khu vực vui chơi của trẻ em, phát quang, làm sạch môi trường sống xung quanh. Khi nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng nên đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh