✴️ Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su

ĐỊNH NGHĨA BỆNH

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su là bệnh da ở người lao động do tiếp xúc với yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.

 

YẾU TỐ GÂY BỆNH

Cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su trong quá trình lao động.

 

NGHỀ, CÔNG VIỆC THƯỜNG GẶP VÀ NGUỒN TIẾP XÚC

Trồng và khai thác, sơ chế mủ cao su;

Sản xuất các sản phẩm có sử dụng cao su tự nhiên làm nguyên liệu;

Nhân viên y tế;

Nghề, công việc khác có tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su.

 

GIỚI HẠN TIẾP XÚC TỐI THIỂU

Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.

 

THỜI GIAN TIẾP XÚC TỐI THIỂU:

1 lần

 

THỜI GIAN BẢO ĐẢM

15 ngày.

 

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Mày đay tiếp xúc: Tổn thương là các sẩn phù tại vị trí tiếp xúc kèm theo ngứa nhiều và mạn tính (tổn thương kéo dài trên 6 tuần) với biểu hiện lâm sàng da dầy và tăng sắc tố da kèm theo ngứa. Có thể kèm theo tổn thương ở hệ hô hấp hoặc mắt;

Viêm da tiếp xúc kích ứng: Tổn thương là bản đỏ kèm theo cảm giác châm chích và mạn tính với biểu hiện là dầy sừng, nứt nẻ, tăng hoặc mất sắc tố da, tổn thương chỉ khu trú ở nơi tiếp xúc và giới hạn rõ với vùng da lành;

Viêm da tiếp xúc dị ứng: Cơ năng bệnh nhân ngứa nhiều; Tổn thương da cấp tính đỏ da phù nề, xuất tiết, bán cấp tính có mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ và mạn tính dày da, thâm da, vết xước, có thể có tổn thương ở ngoài vùng tiếp xúc, giới hạn thường không rõ.

Cận lâm sàng

Thử nghiệm lẩy da (Prick tests)

Thử nghiệm lẩy da dương tính với cao su tự nhiên. Đây là xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn đoán mày đay tiếp xúc với cao su tự nhiên.

Thử nghiệp áp da (Patch tests)

Âm tính hoặc phản ứng kích ứng với hóa chất phụ gia cao su trong viêm da tiếp xúc kích ứng.

Dương tính với hóa chất phụ gia cao su. Đây là xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng với hóa chất phụ gia cao su.

Cận lâm sàng khác (nếu cần)

Định lượng nồng độ IgE toàn phần trong máu.

 

TIẾN TRIỂN, BIẾN CHỨNG:

Dầy sừng;

Lichen hóa;

Tăng hoặc giảm sắc tố da.

 

BỆNH KẾT HỢP

Hen phế quản;

Viêm mũi xoang dị ứng.

 

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Viêm da dầu;

Viêm da cơ địa;

Bệnh vẩy nến;

Liken phẳng;

Bệnh ghẻ.

 

HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Có tiền sử mày đay, viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng bệnh tái phát từng đợt, số lần tái phát trên 3 lần. Hiện tại bệnh ổn định, không để lại di chứng nhưng Thử nghiệm lẩy da hoặc Thử nghiệm áp bì dương tính với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su

1 - 4

2.

Tổn thương dạng dát, thay đổi màu sắc da hoặc rối loạn sắc tố da

 

2.1.

Vùng mặt, cổ

 

2.1.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 2

2.1.2.

Diện tích từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

3 - 4

2.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

5 - 9

2.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11 - 15

2.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

16 - 20

2.2.

Vùng lưng - ngực - bụng

 

2.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 2

2.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 - 4

2.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 - 9

2.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 - 15

2.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

16 - 20

2.2.6

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

21 - 25

2.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

26 - 30

2.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

2.3.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 2

2.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 - 4

2.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 - 9

2.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 - 15

2.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

16 - 20

3.

Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, vảy tiết, da dày Lichen hóa

 

3.1.

Vùng mặt, cổ

 

3.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 3

31.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 - 9

3.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

11 - 15

3.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

16 - 20

3.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

21 - 25

3.2.

Vùng lưng - ngực - bụng

 

3.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 2

3.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 - 4

3.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4%

11 - 15

3.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 - 20

3.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

21 - 25

3.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 - 30

3.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28 % đến 36% diện tích cơ thể

31 - 35

3.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

3.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 3

3.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

5 - 9

3.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

11 - 15

3.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 - 20

3.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

21 - 25

4.

Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi

 

4.1.

Vùng mặt, cổ

 

4.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 - 9

4.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 - 15

4.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

16 - 20

4.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể

21 - 25

4.1.5.

Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên

26 - 30

4.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

4.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 - 3

4.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 - 9

4.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

16 - 20

4.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 - 25

4.2.5.

Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

26 - 30

4.2.6.

Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

31 - 35

4.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

4.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 - 9

4.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

11 - 15

4.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

16 - 20

4.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 - 25

4.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

26 - 30

 

Ghi chú:

Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết thì được cộng lùi thêm 10%

Nếu nhiều loại tổn thương (trong mục 2, 3, 4 nêu trên) trên cùng 1 vị trí thì áp dụng tỷ lệ của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất

 

5

Bệnh Hen: tỷ lệ tổn thương cơ thể được quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này

 

6

Viêm mũi dị ứng

 

6.1

Viêm mũi dị ứng chưa có thoái hóa hoặc quá phát cuốn

1 - 3

6.2

Viêm mũi dị ứng có quá phát cuốn hoặc thoái hóa cuốn

 

6.2.1

Còn đáp ứng với thuốc co mạch

6 - 10

6.2.2

Lấp đường thở, đáp ứng kém với thuốc co mạch tại chỗ

11 - 15

6.2.3

Lấp đường thở, không đáp ứng với thuốc co mạch tại chỗ

16 - 20

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top