✴️ Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp

Nội dung

ĐỊNH NGHĨA

Bệnh nhiễm độc trinitrotoluene (TNT) nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với trinitrotoluen trong quá trình lao động.

 

YẾU TỐ GÂY BỆNH

TNT trong môi trường lao động.

 

NGHỀ, CÔNG VIỆC THƯỜNG GẶP VÀ NGUỒN TIẾP XÚC

Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tái thu hồi thuốc nổ TNT;

Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, sửa chữa, thu hồi và tiêu hủy các loại vật liệu nổ có thành phần TNT;

Phòng thí nghiệm có sử dụng TNT;

Nghề, công việc khác có tiếp xúc với TNT.

 

GIỚI HẠN TIẾP XÚC TỐI THIỂU

Nhiễm độc cấp tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:

Nồng độ TNT trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.

Nhiễm độc mạn tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:

Tiếp xúc với TNT trong môi trường lao động, đặc biệt tiếp xúc qua da;

Nồng độ TNT trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

Sản phẩm chuyển hóa của TNT trong nước tiểu hoặc TNT trong máu.

 

THỜI GIAN TIẾP XÚC TỐI THIỂU

Nhiễm độc cấp tính: 2 phút;

Nhiễm độc mạn tính: 2 tháng.

 

THỜI GIAN BẢO ĐẢM

Nhiễm độc cấp tính: 7 ngày;

Nhiễm độc mạn tính: 6 tháng

 

CHẨN ĐOÁN

Nhiễm độc cấp tính

Có thể có các triệu chứng sau:

Tăng MetHb:

MetHb máu
(%)

Biểu hiện lâm sàng

15- < 30

Xanh tím, máu có màu cà phê

30- < 50

Khó thở; đau đầu; chóng mặt; mệt mỏi; ngất xỉu

50 - 70

Thở nhanh nông; rối loạn nhịp tim; co giật; ức chế thần kinh trung ương; nhiễm toan chuyển hóa; hôn mê

> 70

Tử vong

Viêm gan nhiễm độc cấp tính;

Tan máu cấp tính;

Kích ứng niêm mạc mắt, mũi và họng.

Nhiễm độc mạn tính

Có thể có các triệu chứng sau:

Viêm da tiếp xúc: ban sần, nề, tróc vảy, da có thể có màu vàng (tay, chân);

Tổn thương gan: Viêm gan mạn tính, suy tế bào gan, xơ gan;

Tổn thương máu và cơ quan tạo máu: Thiếu máu, suy tủy (một dòng, hai dòng hoặc cả ba dòng tế bào máu);

Tổn thương thị giác: Đục thủy tinh thể chu biên (từ vỏ vào trung tâm, dạng hình cung không đồng đều);

Tổn thương cơ quan sinh dục: Giảm chức năng sinh dục nam;

MetHb máu: Từ trên 1,5 % đến dưới 15%.

 

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Nhiễm độc TNT không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.

 

HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top