✴️ Chỉ điểm dấu hiệu nhiễm sán chó rất dễ nhận diện

Nội dung

1. Tại sao bệnh sán chó lại xảy ra ở người?

Ấu trùng giun đũa Toxocara là tác nhân gây ra bệnh sán chó

Ấu trùng giun đũa Toxocara là tác nhân gây ra bệnh sán chó

Bệnh sán chó (sán dây chó, giun đũa chó) xảy ra ở người khi tiếp xúc với chó mèo chứa ấu trùng giun đũa (Toxocara) hoặc ăn phải nguồn thực phẩm bẩn có chứa loại ấu trùng này nhưng chưa được nấu chín. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai thường xuyên tiếp xúc với chó mèo, ăn thực phẩm chưa nấu chín, nghịch đất cát,...

 

2. Cách thức lây nhiễm và mức độ nguy hiểm của bệnh sán chó

2.1. Cách thức lây nhiễm của bệnh sán chó

Nếu trong phân của chó, mèo chứa ấu trùng Toxocara và phát tán ra ngoài môi trường thì con người rất dễ vô tình bị nhiễm phải khi nuốt phải trứng sán chó trong thực phẩm, trong nguồn nước mất vệ sinh, trên vật dụng hàng ngày hay đồ chơi, trên vết trầy xước ở da khi tiếp xúc với đất cát có trứng sán chó.

 

2.2. Mức độ nguy hiểm của bệnh

Nếu không nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm sán chó để điều trị sớm thì càng ngày bệnh sẽ càng tiến triển, gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

- Ấu trùng di chuyển vào nội tạng gây hen suyễn, làm kích thước gan to lên, sốt, phình lá lách.

- Sán chó vào mắt làm suy giảm nghiêm trọng thị lực, nếu chúng di chuyển có thể khiến võng mạc bị tổn thương và kết quả là mù lòa hoặc bị lác.

Ngoài ra, nhiễm sán chó còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị đau hệ thần kinh trung ương, viêm thận, viêm cơ tim,... và nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.

 

3. Những dấu hiệu nhiễm sán chó không thể bỏ qua

3.1. Giảm cân đột ngột

Người bị nhiễm sán chó rất dễ bị giảm cân bất thường vì ấu trùng ký sinh trong cơ thể và lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào mỗi ngày để chúng sinh sống. Chính vì bị thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng nên dù duy trì chế độ ăn uống như bình thường thì người bệnh vẫn bị sụt cân.

Sán chó thâm nhập và ký sinh trùng trong da người

Sán chó thâm nhập và ký sinh trùng trong da người

 

3.2. Bị táo bón không rõ nguyên do

Nếu vẫn duy trì chế độ ăn đầy đủ chất xơ nhưng vẫn thường xuyên bị táo bón thì đây có thể là một dấu hiệu nhiễm sán chó. Sự xuất hiện của sán chó dễ làm cho ruột bị kích ứng và sinh ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa gây giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể và kết quả là bị táo bón.

 

3.3. Tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng

Khi thường xuyên bị chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi mà không tìm ra căn nguyên thì cũng nên cảnh giác trước nguy cơ nhiễm sán chó. Đặc biệt, điều này càng dễ xảy ra nếu trước đó bạn mới đi du lịch hoặc sống ở nơi có điều kiện môi trường ô nhiễm hoặc không đảm bảo vệ sinh.

 

3.4. Không có cảm giác đói hoặc ăn không thấy no

Việc ấu trùng sán chó sống ký sinh trong cơ thể có thể gây ra cảm giác rất đói mặc dù vừa mới ăn xong hoặc dù không ăn gì vẫn thấy no bụng. Nó chính là kết quả của việc ấu trùng lấy hết chất dinh dưỡng trong nguồn thực phẩm vừa được đưa vào cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng gây đầy hơi nên người bệnh dễ có cảm giác bụng no căng.

 

3.5. Chóng mặt, uể oải, cơ thể mệt mỏi

Đây cũng là một trong các dấu hiệu nhiễm sán chó vì ấu trùng đã lấy hết dinh dưỡng từ thức ăn gây ra cảm giác đói bụng và suy giảm năng lượng cho việc duy trì các hoạt động trong ngày. Càng kéo dài tình trạng này thì cơ thể càng dễ suy kiệt, yếu dù chỉ làm những hoạt động nhẹ nhàng, thậm chí có người chỉ muốn ngủ mà không muốn làm gì hết.

 

3.6. Màu da và màu mắt nhợt nhạt hơn so với bình thường

Sắc tố của da và mắt của người bị sán chó dễ biến đổi theo chiều hướng nhợt nhạt hơn. Đây là kết quả của việc ấu trùng hút máu để lớn lên và khiến cho cơ thể bị thiếu sắt. Nếu thấy da và mắt bỗng nhiên nhợt nhạt, xanh xao kèm theo mệt mỏi, khả năng tập trung kém, nhịp tim nhanh hơn bình thường thì có thể đó là dấu hiệu nhiễm sán chó.

Khi nghi ngờ dấu hiệu nhiễm sán chó nên làm xét nghiệm ký sinh trùng để chẩn đoán đúng bệnh

Khi nghi ngờ dấu hiệu nhiễm sán chó nên làm xét nghiệm ký sinh trùng để chẩn đoán đúng bệnh

 

3.7. Buồn nôn, nôn và đau bụng

Sán chó cũng có thể khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, bị nôn kèm theo đau bụng vì chức năng của các ống trong thành ruột bị gián đoạn. Do tắc nghẽn ruột nên tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể sẽ bị đau bụng ở những mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Cơn đau bụng do sán chó thường xuất hiện ở phần trên dạ dày.

 

3.8. Da bị kích ứng và ngứa

Ngứa dai dẳng là dấu hiệu nhiễm sán chó do ấu trùng tiết độc tố vào máu. Khi ấy, người bệnh sẽ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người hoặc ở khu vực mà ký sinh trùng đang ẩn náu. Nhiều trường hợp bị ngứa nghiêm trọng về đêm và ngứa nhiều ở hậu môn. 

Những dấu hiệu nhiễm sán chó trên đây không phải đều có ở mọi trường hợp mắc bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người mà mức độ xuất hiện dấu hiệu bệnh cũng có sự khác nhau. Nếu thấy có những hiện tượng như đã chia sẻ ở trên hay bị ngứa kéo dài, thường xuyên tái phát, đã dùng liệu pháp nghỉ ngơi và thuốc giảm đau, thuốc dị nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để làm xét nghiệm chẩn đoán và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Nhiều dấu hiệu của bệnh sán chó tương đối giống với bị đau đầu do áp lực công việc hay thời tiết, rối loạn tiền đình,... nên khi đã nghỉ ngơi mà bệnh không cải thiện thì cũng nên làm xét nghiệm để tìm xem nguyên nhân có phải do ký sinh trùng Toxocara hay không.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top