+ Sốt cao đột ngột, liên tục.
+ Buồn nôn.
+ Da sung huyết.
+ Đau cơ, đau khớp.
+ Nhức hai hố mắt.
+ Trẻ nhỏ thí bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn thì than nhức đầu, chán ăn.
Thường từ ngày thứ 3 đến thứ 7 sau sốt, kéo dài 24-48h. Bệnh nhân có thể còn sốt hoặc giảm sốt và xuất hiện thêm các biểu hiện:
+ Tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to và có thể đau.
+ Có thể biểu hiện sốc: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh các đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
+ Xuất huyết: mức độ từ nhẹ ở da,niêm mạc đến nặng xuất huyết nội tạng.
Da: xuất hiện dạng chấm, nốt, mảng rải rác mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn.
Niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, kinh nguyệt kéo dài.
Nội tạng: xuất huyết tiêu hóa.
Với mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những lưu ý trong theo dõi và chăm sóc khác nhau. Cũng thông qua việc phân loại giai đoạn bệnh này mà người thân có thể phát hiện sớm các dấu hiệu cách báo nguy hiểm để kịp thời đưa người bệnh nhập viện. Cần lưu ý đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Đây là giai đoạn dễ chuyển biến thành biến chứng nặng cần được cấp cứu kịp thời.
Sốt xuất huyết năm nào cũng xuất hiện nhưng năm nào cũng có các ca tử vong đáng tiếc. Phần lớn các ca sốt xuất huyết tử vong đều là những ca sốt xuất huyết nặng hoặc sốt xuất huyết biến chứng. Dưới đây là 3 nhóm biến chứng của bệnh sốt xuất huyết thường gặp nhất.
Các ca sốt xuất huyết biến chứng suy tạng điển hình là suy gan, suy thận, viêm cơ tim, suy tim.
Để tránh được những biến chứng của SXH Dengue và kịp thời xử lý thì việc theo dõi người bệnh SXH là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần được theo dõi liên tục cho đến khi toàn trạng hồi phục và mạch huyết áp ổn định. Tốt nhất ngay khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị sốt xuất huyết theo đúng phác đồ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh