SARS có dấu hiệu giống như cúm với các triệu chứng như bị sốt, người ớn lạnh, đau, nhức mỏi bắp thịt và tiêu chảy thường xuyên. Sau một tuần, SARS xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:
Người bệnh sốt cao, khó thở, ho khan.
Những người đã từng tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, như thành viên gia đình và nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm SARS cao hơn người bình thường.
Những người thường xuyên mắc bệnh về đường hô hấp, viêm phổi.
SARS là bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, có tính chất lây lan nhanh. Do đó, nếu phát hiện đồng loạt các triệu chứng nêu trên, người bệnh nên trực tiếp tới bệnh viện để kiểm tra và xác định tình trạng sức khỏe.
Để chẩn đoán SARS hiện tại chưa có xét nghiệm cụ thể có sẵn nào, tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm giúp phát hiện virus.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh SARS. Do đó, công tác phòng ngừa bệnh đóng vai trò quan trọng và cần đẩy mạnh.
SARS có nguyên nhân từ một dòng coronavirus, cùng nhóm của virus gây cảm lạnh. SARS lây lan qua nước bọt của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Các chuyên gia y tế cho rằng SARS lây lan chủ yếu qua mặt đối mặt, hoặc lây lan trên các đối tượng bị ô nhiễm như tay nắm cửa, điện thoại và các nút thang máy,…
Vì vậy, để phòng ngừa bệnh chúng ta cần chú ý:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước nóng
Mang bao tay dùng một lần khi tiếp xúc với chất lỏng của cơ thể hoặc phân người, Vứt bỏ găng tay sau khi sử dụng và rửa tay lại bằng xà phòng.
Sử dụng khẩu trang y tế, che miệng và mũi
Đảm bảo khử trùng các bề mặt bằng thuốc khử trùng để lau chùi các bề mặt như bàn, giường chiếu, nền nhà, bếp,…có thể đã bị ô nhiễm bởi mồ hôi, nước bọt, dịch nhầy, chất ói mửa, phân hay nước tiểu.
Duy trì thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa bệnh ít nhất 10 ngày kể từ ngày có dấu hiệu và triệu chứng đã biến mất.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, và tuân thủ mọi hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh