Bộ sơ cứu tại nhà và du lịch.
Bộ dụng cụ sơ cứu tại nhà thường được sử dụng để điều trị các loại chấn thương nhẹ sau:
- Bỏng;
- Vết cắt, xước;
- Châm chích;
- Mảnh vụn;
- Bong gân.
Bộ dụng cụ sơ cứu khi đi du lịch cần phải đầy đủ hơn. Ngoài các vật dụng y tế cá nhân, bộ dụng cụ này nên có các vật dụng giúp giảm bớt các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp như :
- Sốt;
- Nghẹt mũi;
- Ho;
- Đau họng.
- Nên có các vật dụng- thuốc để điều trị :
- Vết đứt;
- Đau nhẹ;
- Các vấn đề về dạ dày-ruột;
- Các vấn đề về da;
- Dị ứng.
Cách tạo bộ sơ cứu
Cố gắng giữ cho bộ dụng cụ của bạn nhỏ và đơn giản. Dự trữ nó với các vật dụng nhiều đa năng. Hầu hết bất cứ vật dụng có hình ảnh dễ nhận diện tính năng đều nên được sử dụng cho một bộ sơ cứu gia đình. Nếu phải di chuyển, thì tốt nhất là một hộp đựng chống nước, chống rơi. Túi nylon, bộ dụng cụ cá nhân, hoặc hộp đựng đồ trang điểm đều có thể tận dụng tốt. Không cần phải chi nhiều tiền cho một chiếc “túi y tế” sang trọng. Hãy sử dụng túi có nhiều ngăn, đặt dụng cụ vết thương vào một ngăn và thuốc vào ngăn khác.
Cách sử dụng bộ sơ cứu
Đảm bảo rằng bạn biết cách sử dụng các vật dụng trong bộ dụng cụ của mình, đặc biệt là thuốc. Huấn luyện những người khác trong gia đình bạn sử dụng bộ dụng cụ này bởi bạn có thể là người cần sơ cứu.
Đóng gói và dùng vật dụng che chắn như găng tay cao su để bảo vệ bạn khỏi chất dịch cơ thể của người khác. Kiểm tra bộ dụng cụ hai lần một năm và thay thế thuốc hết hạn. Tìm số điện thoại của trung tâm hỗ trợ y tế gần nhất và giữ số điện thoại này cùng với bộ dụng cụ của mình.
Nơi cất giữ bộ sơ cứu:
Nơi tốt nhất để giữ bộ sơ cứu là trong nhà bếp. Hầu hết các hoạt động của gia đình đều diễn ra ở đây. Phòng tắm nhiều ẩm khiến thời hạn sử dụng của các vật dụng bị rút ngắn. Đối với bộ dụng cụ dùng cho những chuyến đi xa. Giữ nó trong vali, ba lô hoặc túi khô, tùy thuộc vào hoạt động. Một bộ sơ cứu để sử dụng hàng ngày trong ô tô phải giống như bộ sơ cứu tại nhà. Tương tự đối với ở trong thuyền (bên trong túi chống thấm nước), xe du lịch, nhà di động, lều trại, cabin, nhà nghỉ...
Bộ dụng cụ sơ cứu tại nhà và đi du lịch
Vật dụng phải có trong bộ sơ cứu
Có thể mua tất cả các mặt hàng cho bộ dụng cụ sơ cứu của mình tại một cửa hàng thuốc có sẵn. Yêu cầu dược sĩ giúp đỡ trong việc lựa chọn các mặt hàng.
Bộ sơ cứu gia đình:
Một bộ sơ cứu gia đình nên bao gồm:
- Băng cá nhân (tất cả các kích cỡ);
- Xịt gây tê hoặc kem bôi cho trường hợp phát ban ngứa và côn trùng cắn;
- Miếng gạc vô trùng - để che phủ và làm sạch vết thương;
- Băng quấn để quấn các khớp bị bong gân, quấn gạc vào vết thương, quấn nẹp;
- Thuốc kháng histamine - diphenhydramine (Benadryl gây buồn ngủ) hoặc loratadine (Claritin không gây buồn ngủ) đối với các phản ứng dị ứng, phát ban ngứa (Tránh dùng kem bôi kháng histamine vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phát ban ở một số người);
- Corticosteroid tại chỗ, chẳng hạn như Hydrocortisone 1% khi phát ban;
- Gel hoặc kem bôi ngoài da để giảm bỏng;
- Găng tay - để bảo vệ chống nhiễm trùng, có thể dùng làm túi đá khi chứa đầy nước và đông lạnh;
- Kem bôi kháng sinh - bôi lên vết thương đơn giản;
- Miếng dán không dính (Telfa) - để che vết thương và vết bỏng;
- Túi nylon - như một hộp đựng các vật phẩm bị ô nhiễm, có thể trở thành một túi đá;
- Chốt cố định - để cố định băng quấn hình tam giác;
- Cây kéo;
- Khăn, garô;
- Nhíp - để lấy mảnh hoặc ngòi hoặc bọ ve.
Bộ sơ cứu du lịch
Bộ sơ cứu du lịch bao gồm :
- Băng dính (tất cả các kích cỡ);
- Miếng gạc vô trùng;
- Thuốc kháng axit - cho chứng khó tiêu;
- Chống tiêu chảy (ví dụ: Imodium, Pepto-Bismol);
- Kem bôi kháng histamine;
- Chất khử trùng (oxy già..) - để làm sạch vết thương và tay;
- Aspirin - giảm đau nhẹ, đau tim;
- Diphenhydramine (Benadryl) hoặc loratadine (Claritin) - thuốc uống kháng histamine;
- Corticosteroid tại chỗ, như Hydrocortisone 1% dùng cho phát ban;
- Gel hoặc kem bôi ngoài để giảm bỏng;
- Sách về sơ cứu;
- Bật lửa - để khử trùng dụng cụ và có thể nhóm lửa trong vùng hoang dã (để giữ ấm và tạo khói để báo hiệu sự giúp đỡ);
- Thuốc ho;
- Bộ dụng cụ nha khoa - dành cho răng bị gãy, trám răng;
- Găng tay;
- Đèn pin nhỏ;
- Ibuprofen;
- Thuốc diệt côn trùng;
- Dao;
- Thuốc thông mũi dạng xịt - để nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng;
- Băng vết thương không dính (Telfa);
- Thuốc bôi kháng sinh polysporin;
- Thẻ điện thoại có thời gian sử dụng ít nhất 60 phút (và không phải ngày hết hạn gần nhất) và danh sách những người quan trọng cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp;
- Mặt nạ bỏ túi để hô hấp nhân tạo;
- Chốt an toàn (lớn và nhỏ);
- Cây kéo;
- Nhiệt kế;
- Cái nhíp
Xem thêm: 10 mẹo sơ cứu có thể giúp bạn khi cần thiết
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp