Nhóm thuốc nào hay gặp trong điều trị trào ngược dạ dày - thực quản

 

Nhóm ức chế bơm Proton (PPI)

Cơ chế tác động: Thuốc ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết acid dịch vị.

Một số thuốc phổ biến hiện nay

• Omeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. GERD kháng trị, uống 20 mg/lần x 2 lần/ngày.

• Pantoprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. GERD kháng trị, uống 40 mg/lần x 2 lần/ngày.

• Esomeprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. GERD kháng trị, uống 40 mg/lần x 2 lần/ngày.

• Rabeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. GERD kháng trị, uống 20 mg/lần x 2 lần/ngày.

• Lansoprazole: Liều chuẩn uống 30 mg/ngày. GERD kháng trị, uống 30 mg/lần x 2 lần/ngày.

• Dexlansoprazole: Liều chuẩn uống 60 mg/ngày. GERD kháng trị, uống 60 mg/lần x 2 lần/ngày.

 

Nhóm trung hòa Acid và Alginate

Thuốc trung hòa axit có thể nhanh chóng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quuản. Thường dùng:

• Muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphat)

• Muối magnesi (carbonat, hydroxyd, trisilicat) như Maalox, Gastropulgite

Alginate là hoạt chất giúp tạo mảng trung tính ngăn dịch trào ngược hoặc thay cho thành phần dịch dạ dày trào lên đoạn dưới thực quản. Thường được dùng là Gaviscon.

 

Nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2

Cơ chế tác động: Tranh chấp với thụ thể H2 tại tế bào thành, làm giảm tiết H+

Thuốc thường dùng:

• Ranitidine,

• Zantac

• Tagamet...

Thuốc có tác dụng nhanh hơn so với nhóm PPI, tuy nhiên dùng lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ (vd: chứng vú to ở nam giới)

 

Nhóm Prokinetics

Cơ chế tác động: Tăng đào thải acid trong lòng thực quản, tăng nhu động cơ thực quản

Thuốc thường dùng

• Metoclopramide: Uống 10 – 15 mg x 4 lần/ngày.

• Domperidone: Uống 10 mg x 3 lần/ngày.

• Baclofen: Uống 10 – 20 mg x 2 – 3 lần/ngày.

 

Ngoài ra, nhóm thuốc chống trầm cảm cũng có thể được đưa vào để sử dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị các trường hợp lo âu, căng thẳng, stress.

 

return to top