Các chi tiết giải phẫu tinh tế có thể được mô tả trên hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), đặc biệt là trên những hình ảnh thu được bằng các thuật toán mới hơn (newer algorithms) cho phép thu nhận nhanh chóng và giảm thiểu ảnh hưởng của chuyển động thai nhi. Tuy nhiên, MRI vẫn chưa trở thành một phương thức tiêu chuẩn đối với hình ảnh phù thai vì tính sẵn có của thiết bị hiện đại bị hạn chế để tạo ra hình ảnh nhanh và do chi phí liên quan. Ngoài ra, siêu âm là phổ biến rộng rãi và có thể cung cấp đầy đủ hầu hết các thông tin cần thiết. Những yếu tố này đã cản trở việc sử dụng rộng rãi hơn MRI trong hình ảnh thai nhi.
Có thể phát hiện sớm tổn thương não ở thai nhi liên quan đến phù thai và nhiễm cytomegalovirus bằng MRI thai nhi. Salmaso và cộng sự đã mô tả một trường hợp phụ nữ mang thai 21 tuần tuổi bị nhiễm CMV hoạt động. Mặc dù kết quả kiểm tra siêu âm não là bình thường, chụp MRI cho thấy vùng có phân bố mạch máu cao (germinal matrix) dày lên, được xác nhận về mặt mô học (histologically) và có liên quan đến sự kém phát triển hồi não (gyri).
Siêu âm vẫn là nền tảng của hình ảnh thai nhi ở những thai nhi nghi ngờ bị phù thai. Hình ảnh siêu âm cho thấy các dấu hiệu chính (cardinal signs) của bệnh — cụ thể là phù da thai (> 5 mm) (xem các hình ảnh bên dưới), dịch trong khoang thanh dịch (serous cavity), đa ối và bánh nhau dày lên. Những dấu hiệu này có thể được nhìn thấy với sự kết hợp khác nhau và mức độ khác nhau trong các bệnh khác nhau. Các đặc điểm thêm vào, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra phù thai, đôi khi cũng được nhìn thấy.
Hình 8. Hình ảnh siêu âm mô tả phù da toàn bộ đến các chân. Các dấu hoa thị cho thấy phù nề hai đầu dưới của đùi. F = femur: xương đùi.
Hình 9. Trái: Mặt cắt ngang qua bụng thai nhi. Phải: Mặt cắt vành qua lồng ngực thai nhi. Những hình ảnh siêu âm này cho thấy tràn dịch màng bụng (dấu hoa thị) và hai phổi hồi âm dày (L). Thai nhi này bị teo khí quản (tracheal atresia). Các mũi tên màu đỏ cho thấy da bị phù nề.
Hình 10. Các mặt cắt ngang qua bụng thai nhi. Những hình ảnh siêu âm này cho thấy tràn dịch ổ bụng lượng ít (dấu hoa thị) và phù da toàn bộ (mũi tên đỏ).
Hình 11. Các mặt cắt siêu âm cắt ngang qua đầu (trái) và ngực (phải) của một thai nhi bị phù thai. Lưu ý vòng sáng (halo) xung quanh đầu; điều này là do phù nề. So sánh vòng sáng giả phù nề do tóc của thai nhi. Ngực cho thấy da phù nề toàn bộ và tràn dịch màng phổi hai bên lượng nhiều.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tối thiểu bao gồm những điều sau: tích tụ dịch trong ít nhất 2 khoang thanh mạc (tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi, hoặc tràn dịch màng tim) hoặc tràn dịch thanh mạc ở một vị trí và phù toàn thân (anasarca). Một vị trí tích tụ dịch đơn độc thường không đủ để chẩn đoán phù thai trừ khi có một bệnh lý từ trước có liên quan chặt chẽ đến tình trạng này (ví dụ, khối u ở ngực).
Một số tình trạng giống với phù thai, nhưng các bộ phận riêng lẻ của phù thai có thể được thấy trong các bệnh lý khác, ngay cả khi là các biến thể bình thường.
Đôi khi có thể nhìn thấy tóc bình thường của thai nhi và da đầu dày, và đặc điểm này phải được phân biệt với phù da (xem các hình ảnh bên dưới). Tương tự, nang bạch huyết vùng cổ (cystic hygromas) và các quai của dây rốn gần thành bụng thai nhi có thể cho thấy sự dày lên của da. Đôi khi, lớp mỡ dưới da dày lên có thể gây nhầm lẫn.
Hình 12. Hình ảnh siêu âm mô tả da cá sấu (crocodile skin) ở thai nhi. Tình trạng này là một đặc điểm bình thường ở một số thai nhi; da dày lên, gấp nếp (mũi tên đỏ) có thể bị nhầm lẫn với phù da.
Hình 13. Siêu âm mặt cắt ngang qua đầu thai nhi bình thường. Tóc có thể nhìn thấy như một vòng sáng không đều và có thể gây nhầm lẫn với phù da đầu (scalp edema).
Dị dạng nang tuyến phổi bẩm sinh (congenital cystic adenomatoid malformation of the lung), thoát vị hoành (diaphragmatic hernia) và nang phế quản (bronchogenic cyst) có thể gợi ý tràn dịch màng phổi.
Giả tràn dịch ổ bụng (Pseudoascites), ruột bị tắc nghẽn hoặc mature, nang ở bụng thai và hệ tiết niệu bị tắc nghẽn có thể giống như tràn dịch ổ bụng. Giả tràn dịch ổ bụng biểu hiện với viền giảm âm giả tạo (artifactual hypoechoic rim) đôi khi được nhìn thấy trong bụng thai nhi; điều này là do cơ thành bụng hoặc cơ hoành giảm âm và ở sâu. Giả tràn dịch ổ bụng thường biến mất khi thực hiện mặt cắt từ hướng khác.
Các đặc điểm khác giúp phân biệt giả tràn dịch ổ bụng với tràn dịch ổ bụng như sau:
– Giả tràn dịch ổ bụng không vượt quá bờ trước của xương sườn (anterior edge of the ribs).
– Giả tràn dịch ổ bụng chỉ giới hạn ở phần bụng trên, không giống như tràn dịch ổ bụng, là dạng lan tỏa.
– Với tràn dịch ổ bụng, có thể nhìn thấy bờ ngoài tăng âm của tĩnh mạch rốn, cũng như dây chằng liềm (falciform ligament).
– Tràn dịch màng ngoài tim lượng ít (<2 mm) thường là sinh lý.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh