Kỹ thuật sinh thiết dưới hướng dẫn của cộng hưởng từ (CHT) đã được thực hiện từ giữa những năm 90 trên thế giới, sử dụng kim sinh thiết không có từ tính với các máy CHT từ 0.5 – 1.5T. Sự phát triển các hệ thống máy CHT mở hoặc thiết kế thân máy ngắn, các chuỗi xung chụp nhanh và rất nhanh cùng với các dụng cụ không có từ tính tương thích đang và sẽ giúp mở rộng ứng dụng kỹ thuật sinh thiết dưới cộng hưởng từ nói chung và kỹ thuật sinh thiết gan nói riêng.
Sinh thiết gan dưới cộng hưởng từ cung cấp hình ảnh với độ đối quang cao, người bệnh không phải chịu liều tia X, cho phép chụp theo các mặt phẳng phù hợp với đường đi của kim sinh thiết, đặc biệt trong các trường hợp tổn thương nhỏ hoặc khó xác định trên siêu âm hoặc chụp CLVT. Tuy nhiên, kỹ thuật này hiện nay chưa được ứng dụng rộng rãi ví giá thành cao, đặc biệt cho hệ thống CHT sinh thiết chuyên dụng, dụng cụ sinh thiết tương thích không từ tính và thời gian làm thủ thuật kéo dài.
U gan: Adenoma, HNF, HCC, di căn gan…
U đường mật trong gan…
Bệnh lý gan mạn tính: viêm gan virus B, C
Xơ gan: đánh giá giai đoạn và tiến triển
Bệnh lý chuyển hóa: nhiễm đồng, nhiễm sắt…
Người bệnh đặt máy tạo nhịp
Hội chứng sợ buồng kín
Dị vật kim loại trong sọ, hốc mắt.
Bác sỹ chuyên khoa
Kỹ thuật viên điện quang
Điều dưỡng
Thuốc:
Thuốc gây tê tại chỗ: Xylocain, Lidocain...
Thuốc đối quang từ: 1lọ 10ml (Dotarem…).
Thuốc chống sốc: adrenalin, solumedrol.
Dụng cụ:
Máy chụp CHT.
Cuộn thu tín hiệu thích hợp để sinh thiết.
Dụng cụ sinh thiết tương thích không có từ tính: kim 18G
Bơm tiêm điện.
Người bệnh được giải thích về kỹ thuật sinh thiết gan dưới hướng dẫn của CHT và ký cam kết đồng ý làm thủ thuật.
Hồ sơ bệnh án với đầy đủ giấy tờ, xét nghiệm có liên quan đến bệnh lý và xét nghiệm công thức máu và đông máu cơ bản.
Đặt người bệnh lên bàn chụp.
Chụp các ảnh định vị ba hướng: ngang, đứng ngang, đứng dọc.
Chụp các chuỗi xung T1W 3D xóa mỡ trước và sau tiêm thuốc đối quang từ, chuỗi xung T2W toàn bộ gan với thiết bị định vị để xác định vị trí tổn thương để chọn đường vào và trường chụp tối ưu.
Chọn đường sinh thiết tối ưu tới vị trí tổn thương: góc, khoảng cách từ da với tổn thương….
Đánh dấu vị trí chọc kim trên bề mặt da.
Sát trùng, trải săng vô khuẩn.
Chuẩn bị dụng cụ sinh thiết.
Tê tại chỗ: Lidocain ho c Xylocain.
Rạch da.
Chọc kim sinh thiết theo hướng và đường đi đã chọn.
Chụp lại các chuỗi xung T1W 3D xóa mỡ để xác định kim sinh thiết và tổn thương.
Khi xác định kim tới vị trí tổn thương trên phim chụp CHT, tiến hành bấm sinh thiết ( 2-3 mảnh tổ chức). Kiểm tra mảnh sinh thiết đạt yêu cầu.
Bơm Gelatine vào bít tắc đường chọc sinh thiết để cầm máu nếu cần.
Rút kim sinh thiết.
Chụp kiểm tra toàn bộ gan với chuỗi xung T2W (Turbo Spin Echo) xóa mỡ: đánh giá biến chứng sau thủ thuật: tụ máu, thoát dịch mật (biloma)….
Kết thúc thủ thuật, đưa người bệnh ra khỏi máy chụp CHT sang phòng theo dõi sau sinh thiết.
Kỹ thuật sinh thiết có thể gặp các tai biến tương tự khi sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CLVT: nhiễm trùngchảy máu, thông ĐM gan – TMC, giả phình ĐM gan, dò mật, tràn khí màng phổi… Do đó, phải đánh giá toàn trạng, đông máu đầy đủ trước khi làm thủ thuật; chọn đường đi tối ưu để giảm thiểu nguy cơ.
Tùy từng mức độ mà có thái độ xử lý thích hợp.
Tai biến sử dụng thuốc gây tê tại chỗ: xử trí theo mức độ phản ứng với thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh