✴️ Khi nào cần chụp MRI vú?

Nội dung

Ứng dụng

Chụp MRI vú giúp bác sĩ xác định giai đoạn ung thư bằng cách đo kích thước và sự lan rộng của mô ung thư.

Vì MRI không sử dụng bức xạ ion, các bác sĩ cũng sử dụng chúng để đánh giá các mô vú ở phụ nữ có nguy cơ ung thư cao hoặc những người nên tránh bức xạ.

Các ứng dụng phổ biến để chụp MRI vú bao gồm:

  • Tìm thêm các khối u hoặc các mô đáng ngờ ở vú sau khi được chẩn đoán ung thư;
  • Đánh giá mô vú ở phụ nữ dưới 25 tuổi;
  • Kiểm tra độ dày mô vú;
  • Xác nhận lại kết quả của các xét nghiệm hình ảnh khác, như chụp X-quang tuyến vú hoặc siêu âm;
  • Đánh giá các mô vú ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
  • Theo dõi hiệu quả của hóa trị liệu;
  • Theo dõi mô xung quanh vị trí nơi phẫu thuật hoặc hóa trị đã loại bỏ các khối u;
  • Đánh giá dụng cụ cấy vào ngực xem có bị hư hỏng và rò rỉ không;
  • Theo dõi sự lành thương ở những phụ nữ đã phẫu thuật tái tạo;

Hầu hết phụ nữ sẽ chụp MRI vú như một cuộc kiểm tra định kỳ.

Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư vú, bác sĩ có thể kết hợp chụp MRI vú với chụp X- quang tuyến vú như một công cụ tầm soát sớm. Đối với những người đã có chẩn đoán ung thư vú trước đó, đặc biệt là những người trẻ tuổi có vú dày, bác sĩ có thể luân phiên chụp MRI với chụp X-quang tuyến vú để kiểm tra theo dõi.

Lý do nên chụp MRI vú

Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra MRI vú định kỳ vì nhiều lý do :

  • Có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2;
  • Có 20% hoặc cao hơn nguy cơ phát triển ung thư vú suốt đời, mà bác sĩ tính toán dựa trên tiền sử gia đình;
  • Có một thành viên trực hệ trong gia đình, chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em hoặc con mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2;
  • Có tiền sử tiếp xúc với bức xạ ở ngực;

Mọi người cũng nên xem xét chụp MRI vú trong quá trình kiểm tra định kỳ, nếu họ hoặc thành viên gia đình trực tiếp có một trong các tình trạng sau:

  • Hội chứng Li-Fraumeni;
  • Hội chứng Bannayan-Riley-Ruvalcaba;
  • Hội chứng Cowden.

Nên cân nhắc

Chụp MRI vú thường được thực hiện tại một cơ sở chẩn đoán hình ảnh chuyên biệt hoặc khoa chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, phòng khám.

Máy MRI có coil phát từ trường chuyên dụng thích hợp hơn để khảo sát mô vú.

Không phải cơ sở nào cũng có máy có tính năng này, vì vậy bạn nên kiểm tra trực tuyến hoặc gọi điện trước để hỏi.

Máy MRI sử dụng chung có nhiều khả năng bỏ sót các chi tiết nhỏ trong các mô vú.

Nếu cần thiết phải sinh thiết sau khi sử dụng máy ít chuyên dụng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp một lần nữa bằng máy MRI .

Đối với những người mắc chứng sợ không gian kín, việc xem máy trước khi quét giúp bạn chuẩn bị tâm lý trước chụp. Đôi khi, có một số cơ sở có máy MRI mở.

Bác sĩ có thể dùng thuốc chống lo âu hoặc thuốc an thần trước khi thử nghiệm cho những người không thể thư giãn.

Một người chăm sóc sức khỏe ( điều dưỡng, kỹ thuật viên) thường sẽ giúp định vị các cá nhân trên bàn chụp MRI và có thể nghe và nhìn thấy những gì đang diễn ra trong quá trình quét. Tuy nhiên, họ sẽ rời khỏi phòng khi bắt đầu chụp MRI.

Chuẩn bị như thế nào?

Không có hướng dẫn y tế cụ thể về cách chuẩn bị cho chụp MRI vú.

Các vật bằng kim loại có thể ảnh hưởng đến nam châm MRI sẽ làm hỏng hình ảnh cuối cùng và có khả năng gây hư hỏng máy.

Tốt nhất là mọi người nên tránh đeo đồ trang sức, đồng hồ, thắt lưng và quần áo có khóa kéo, vì sẽ phải cởi ra trước khi chụp MRI.

Một người có vật kim loại trong cơ thể vĩnh viễn hoặc tạm thời, hạn như máy tạo nhịp, đeo khuyên, làm răng hoặc cấy ghép ốc tai, sẽ được bác sĩ yêu cầu loại bỏ trước khi chụp hoặc yêu cầu một kỹ thuật hình ảnh khác.

Máy MRI phát ra tiếng ồn lớn. Một số phòng khám sẽ cung cấp nút tai hoặc âm nhạc để chặn âm thanh.

Những điều cần biết khi tiến hành chụp MRI

Máy quét MRI tạo ra hình ảnh đôi khi cần thuốc tương phản gọi là gadolinium giúp tăng thông tin và tương phản trên hình ảnh. Bác sĩ tiêm thuốc vào tĩnh mạch ở cánh tay ngay trước khi chụp.

Một số người có phản ứng xấu với thuốc tương phản. Điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về phản ứng dị ứng nào trước đây với thuốc cản quang.

Những người bị bệnh thận hoặc gan cần phải trải qua xét nghiệm bổ sung trước khi bác sĩ có thể sử dụng thuốc tương phản một cách an toàn.

Đầu tiên người nữ cởi quần áo và thay áo choàng của bệnh viện, sau đó nằm úp mặt trên bàn chụp MRI. Trên bàn có hai lỗ để bầu ngực vừa vặn, cho phép chúng rơi xuống khi có áp lực.

Sau đó, kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng sẽ giúp hướng dẫn cơ thể và vú vào đúng vị trí, thường sử dụng gối hoặc giá đỡ để hỗ trợ. Những dụng cụ hỗ trợ này cũng giúp ngăn chặn chuyển động trong quá trình quét.

Sau khi định vị chính xác cơ thể, kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng sẽ rời khỏi phòng. Sau đó, bàn chụp MRI sẽ bắt đầu từ từ đi vào một ống hẹp ở giữa máy và bao bọc hoàn toàn người bệnh.

Tổng cộng, chụp MRI vú thường mất từ ​​30 đến 60 phút để hoàn thành.

Giữ yên tuyệt đối trong khi máy chụp ảnh là rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi bức ảnh chỉ nên diễn ra trong vài phút. Thông thường, kỹ thuật viên sẽ chia các phiên chụp ảnh thành nhiều giai đoạn, cho phép ngắt quãng chuyển động.

Điều quan trọng là phải cho kỹ thuật viên biết nếu cần nghỉ ngơi thay vì có nguy cơ làm hỏng kết quả bằng cách di chuyển hoặc lo lắng.

Kỹ thuật viên thường sẽ mất vài phút để kiểm tra hình ảnh sau khi hoàn thành để đảm bảo rằng họ không cần thực hiện thêm bất kỳ bản quét nào.

Sau đó bác sĩ sẽ xem hình ảnh và thông báo kết quả.

Các yếu tố nguy cơ

Rủi ro phổ biến nhất là kỹ thuật sẽ tạo ra kết quả dương tính giả, xác định các mô bình thường là nghi ngờ.

Dương tính giả có thể gây ra lo lắng không cần thiết và kích hoạt thực hiện thêm một xét nghiệm xâm lấn hơn như sinh thiết. Xét nghiệm xâm lấn có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mô, thần kinh hoặc mạch máu. Các bác sĩ không khuyến nghị chụp MRI vú cho những phụ nữ không được chẩn đoán ung thư vú hoặc những người không có nguy cơ bệnh cao vì những rủi ro này.

Có thể bạn quan tâm: Bướu sợi tuyến vú

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top