Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy bức xạ từ tia X liều chuẩn trong y tế là thấp và không làm tăng nguy cơ ung thư suốt đời cho hầu hết trẻ em.
Để nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng của phóng xạ ở trẻ em, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 337 trẻ em dưới 6 tuổi đã phẫu thuật bệnh tim tại Trung tâm Y tế Đại học Duke ở Bắc Carolina.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Kevin Hill, bác sĩ tim mạch và trợ lý giáo sư nhi khoa tại Duke cho biết: đối tượng nghiên cứu là trẻ em mắc bệnh tim đã phẫu thuật vì chúng tiếp xúc với nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia X hơn các chứng bệnh khác.
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia X bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và kỹ thuật theo dõi quá trình thông tim được gọi là huỳnh quang tia X.
Mặc dù kết quả của nghiên cứu này có thể giúp các bậc phụ huynh giảm bớt những lo ngại khi con mình tiếp xúc với các khảo sát sử dụng tia X. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số trẻ em mắc bệnh tim phức tạp phải tiếp xúc với liều lượng phóng xạ tích lũy lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư suốt đời - lên tới 6,5% so với mức cơ bản.
Nhận xét về những phát hiện trên, Tiến sĩ Hill nói:
"Chắc chắn trong quá khảo sát và can thiệp có những lúc cần phóng xạ. Nhưng quan trọng cần so sánh và cân nhắc về liều lượng tia và có những biện pháp giảm thiểu bức xạ hơn, tránh lạm dụng các kỹ thuật hình ảnh không thực sự cần thiết."
Nhận thức đúng về nguy cơ là quan trọng nhất để giảm liều tia
Nghiên cứu này định lượng liều bức xạ tích lũy ở bệnh nhi mắc bệnh tim và dự đoán nguy cơ ung thư suốt đời dựa trên các loại phơi nhiễm bức xạ. Sau khi đánh giá trẻ mắc bệnh tim đã trải qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng liều tích lũy bức xạ ion hóa cho trẻ trung bình trong nghiên cứu thấp hơn so với phơi nhiễm do môi trường hàng năm ở Mỹ.
Các y bác sĩ đã xem xét hồ sơ bệnh án để lựa chọn các kỹ chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất và tính toán lượng bức xạ cơ thể hấp thụ trong mỗi khảo sát. Dựa vào số liệu cụ thể và đánh giá nguy cơ ung thư trẻ em mắc phải trong suốt quãng đời còn lại.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy:
Tiến sĩ Hill giải thích rằng, mặc dù nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhi mắc bệnh tim để nghiên cứu, nhưng nguy cơ ung thư đối với bất kỳ đứa trẻ nào không mắc bệnh tim cùng tuổi và bị phơi nhiễm với cùng mức độ phóng xạ đều như nhau.
Việc ý thức được tác hại của tia X và che chắn các cơ quan trọng yếu là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm phơi nhiễm. Bác sĩ, kỹ thuật viên cùng thân nhân và người bệnh cần có sự thống nhất và hợp tác trong thăm khám, điều trị để hạn chế liều phóng xạ, giảm thiểu rủi ro và tăng giá trị của mỗi kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thực hiện.
Năm 2013, Medical News Today đã đăng tải một nghiên cứu trên chuột cho thấy một hợp chất chống ung thư có trong các loại rau họ cải, như bắp cải, súp lơ và bông cải xanh, bảo vệ khỏi tác hại của bức xạ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh