Một số thông tin nhanh
Chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật không xâm lấn và không gây đau.
Raymond Damadian là người tạo ra máy chụp cộng hưởng từ toàn thân đầu tiên, biệt danh của máy có tên là “ bất khuất” (indomitable).
Chi phí của máy cộng hưởng từ cơ bản khởi đầu là 150.000$ nhưng có thể vượt hơn cả vài triệu đô la.
Nhật Bản là quốc gia có nhiều máy cộng hưởng từ theo bình quân đầu người nhất với 48 máy/100.000 công dân.
Máy cộng hưởng từ là gì ?
Máy cộng hưởng từ sử dụng một nam châm lớn, sóng vô tuyến và một máy tính để tạo thông tin , hình ảnh qua lát cắt ngang của cơ quan, cấu trúc cần khảo sát.
Máy cộng hưởng từ thường như gồm : một ống lớn, một bàn trượt ở giữa để bệnh nhân có thể nằm lên và trượt vào bên trong ống này.
Máy cộng hưởng từ khác với máy điện toán cắt lớp và máy chụp tia X là không có tia xạ.
Ứng dụng
Sự phát triển của cộng hưởng từ đánh dấu một cột mốc lớn cho nền y tế thế giới.
Các bác sĩ, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học có thể kiểm tra các tạng bên trong cơ thể một cách chi tiết bằng mà không sử dụng các dụng cụ xâm lấn.
Vài ví dụ về ứng dụng của máy cộng hưởng từ :
- Dị dạng não và tủy sống.
- U não, nang, các dị dạng khác của cơ thể
- Tầm soát ung thư vú đối với phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao.
- Chấn thương và bất thường của khớp như cột sống thắt lưng, khớp gối.
- Một số bệnh lý tim mạch.
- Bệnh lý gan và các tạng trong ổ bụng.
- Đánh giá vùng chậu ở nữ, các nguyên nhân như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…
- Nghi ngờ dị tật tử cung ở đánh giá phụ nữ vô sinh.
Danh sách này không thể hiện một cách toàn diện về ứng dụng của cộng hưởng từ. Việc sử dụng các kỹ thuật cộng hưởng từ luôn được mở rộng về phạm vi và ứng dụng.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) não.
Chuẩn bị bệnh nhân
Chỉ cần chuẩn bị rất ít, nếu có là trước lúc chụp. Khi đến bệnh viện, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thay áo choàng. Khi chụp trong từ trường, quan trọng là không có vật thể kim loại hoặc gây nhiễu trong trường chụp. Cho nên bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tháo trang sức hoặc phụ kiện gây nhiễu.
Một người có thể sẽ không chụp được cộng hưởng từ nếu trong cơ thể có mảnh đạn hoặc dị vật kim loại. Các dị vật cũng có thể là: thiết bị y tế, máy tạo nhịp, cấy ốc tai điện tử, clip phẫu thuật…
Những người sợ không gian chật hẹp hoặc quá lo lắng có thể nói với bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ hổ trợ thuốc trước chụp để giảm lo lắng và thoải mái hơn.
Đôi khi bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tương phản tĩnh mạch nhằm mục đích bộc lộ rõ tương phản giữa tổn thương và tạng bình thường.
Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh là người chuyên về hình ảnh y khoa sẽ trả lời bất cứ thắc mắc nào của bệnh nhân về quy trình chụp cộng hưởng từ
Khi bệnh nhân vào phòng chụp, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên sẽ giúp bệnh nhân lên bàn chụp. Nhân viên phải đảm bảo bệnh nhân thật sự thoải mái, có thể hỗ trợ thêm chăn hoặc đệm.
Nút tai hoặc tai nghe có thể giúp hạn chế tiếng ồn trong lúc chụp. Đối với trẻ em có thể cho nghe nhạc để làm dịu căng thẳng trong lúc chụp.
Những lưu ý trong quá trình chụp.
Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên sẽ liên lạc với bệnh nhân trong lồng quét thông qua máy liên lạc để đảm bảo họ được thoải mái. Họ sẽ không bắt đầu thực hiện chụp cho đến khi bệnh nhân thật sự sẵn sàng.
Trong quá trình chụp, điều quan trọng là phải giữ cố định. Bất cứ chuyển động nào cũng sẽ phá vỡ hình ảnh giống như lúc chúng ta chụp ảnh khi vật thể chuyển động. Tùy thuộc vào hình ảnh, có khi bệnh nhân cần phải nín thở để đạt được hình ảnh tốt.
Nếu bệnh nhân cảm thấy không thoải mái trong lúc chụp, họ có thể báo với kỹ thuật viên thông qua bộ liên lạc và yêu cầu dừng quét.
Các phản ứng phụ sau khi chụp
Rất hiếm khi bệnh nhân gặp phản ứng phụ từ việc chụp cộng hưởng từ.
Tuy nhiên, thuốc tương phản có thể gây một số phản ứng như : đau đầu, buồn nôn, nóng rát tại chỗ tiêm ở một số người. Dị ứng thuốc tương phản cũng hiếm khi thấy, nhưng nếu có, có thể gây nổi mề đay hoặc ngứa mắt. Bệnh nhân thông báo ngay cho kỹ thuật viên nếu cảm thấy bất kì phản ứng bất lợi nào xảy ra.
Những người gặp phải chứng sợ lồng kính hoặc cảm thấy không thoải mái trong không gian kín đôi khi rất khó trong việc phải chụp cộng hưởng từ.
Chức năng
Một máy MRI có chứa hai nam châm phát từ rất mạnh. Đây là bộ phận quan trong nhất của máy.
Cơ thể chúng ta phần lớn được tạo từ các phân tử nước bao gồm các nguyên tử oxy và hydro. Ở trung tâm mỗi nguyên tử là một hạt nhỏ hơn gọi là proton, đóng vai trò là nam châm nhạy với bất kỳ từ trường nào.
Thông thường các phân tử nước trong cơ thể được sắp xếp ngẫu nhiên, nhưng khi vào máy cộng hưởng từ, nam châm đầu tiên làm cho các phân tử nước thẳng hàng theo một hướng : nam hoặc bắc.
Từ trường thứ hai sau đó được bật và tắt trong một loạt các xung nhanh. Nguyên tử hydro thay đổi liên kết của nó khi được bật và trở về trạng thái thư giãn ban đầu khi tắt.
Sự truyền điện qua các cuộn gradient cũng làm cho các cuộn dây rung, tạo ra từ trường, gây ra tiếng “gõ” trong lúc chụp.
Máy cộng hưởng từ sau đó có bộ phận thu tín hiệu dựa trên những thay đổi chuyển rồi kết hợp với máy tính tạo ra hình ảnh cho các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
Chụp cộng hưởng từ chức năng
Hình ảnh cộng hưởng từ chức năng dùng công nghệ cộng hưởng từ để đo tế bào thần kinh hoạt động thông qua đo lưu lượng dòng máu qua các vùng của não.
Lưu lượng máu tăng lên ở khu vực các tế bào thần kinh đang hoạt động. Điều này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hoạt động các tế bào thần kinh trong não.
Kỹ thuật này đã tiến lên bản đồ hóa não bộ, cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá tủy sống và não bộ mà không cần kỹ thuật xâm lấn hay tiêm thuốc.
Cộng hưởng từ chức năng giúp các nhà nghiên cứu về chức năng của một não bộ bình thường và bệnh lý.
Các bác sĩ sử dụng cộng hưởng từ chức năng để đánh giá rủi ro của phẫu thuật não bằng cách xác định các vùng não liên quan đến các chức năng quan trọng như nói, di chuyển, lập kế hoạch, cảm nhận…
Cộng hưởng từ chức năng cũng được sử dụng để xác định ảnh hưởng của khối u, đột quị, chấn thương đầu hoặc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh