Bàng quang không thay đổi nhiều về kích thước, bàng quang của bạn có thể thực sự nhỏ. Khi bạn thường xuyên phải đi tiều, có 2 vấn đề cần chú ý đó là: thể tích thực của bàng quang (khả năng chứa được bao nhiêu nước tiểu) và chức năng chứa của bàng quang (nghĩa là thời gian bạn có thể chịu được trước khi phải đi tiểu). "Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy bàng quang đầy vào một thời điểm sớm hơn so với những người khác, và khi đó họ nói, 'Tôi có một bàng quang nhỏ"
Nếu bạn thấy mình cần phải đi tiểu thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chứng bàng quang tăng hoạt (bàng quang hoạt động quá mức) bằng cách gợi ý bạn giảm thiểu các chất kích thích bàng quang (như cà phê, rượu, và chất làm ngọt nhân tạo) hoặc bắt đầu các bài tập sàn chậu như bài tập Kegel để tăng cường cơ bắp giúp bạn "giữ nước tiểu."
Có 2 loại tiểu tiện không tự chủ khác nhau và đều có thể điều trị được. Tiểu không tự chủ do áp lực xảy ra khi bạn ho, hắt hơi, cười hoặc làm bất cứ việc gì gây áp lực lên sàn chậu. Tiểu gấp xảy ra khi bạn cần đi tiểu đột ngột, thậm chí kể cả khi bạn vừa mới đi tiểu xong. Với cả 2 loại tiểu không tự chủ này, béo phì đều là một yếu tố nguy cơ của bệnh (do sự tăng áp lực ổ bụng và rối loạn chuyển hóa). Tiểu không tự chủ do áp lực liên quan đến gen và xảy ra ở trẻ nhỏ, tiểu gấp thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường và Parkinson. 80% những người bị tiểu không tự chủ ở Mỹ là nữ.
Đừng ngần ngại trao đổi với các bác sĩ để được hướng dẫn các liệu pháp hành vi (ví dụ như đi vệ sinh theo lịch trình và quản lý chế độ ăn uống), bài tập cơ sàn chậu, uống thuốc, hay thậm chí là tiêm thuốc để giữ cho niệu đạo không mở.
Niệu đạo của nam giới dài khoảng 17-20 cm, dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài và đi qua tiền liệt tuyến, dương vật. Niệu đạo ở nữ dài khoảng 3,8 cm và ở ngay sát thành âm đạo. Bởi vì niệu đạo của phụ nữ ngắn nên hiện tượng đái rỉ khi ho, hắt hơi, cười thường xảy ra hơn. Ở nam giới, các vấn đề như tắc nghẽn hoặc tiểu khó thường gặp hơn vì họ có tiền liệt tuyến, khi tuyến này bị phì đại thì sẽ chèn ép vào niệu đạo gây tiểu khó.
Ở nam giới, tia nước tiểu yếu có thể là diễn biến tự nhiên khi về già. Các mô tiền liệt tuyến tăng dần kích thước theo thời gian, và nó có thể phì đại, gây hẹp niệu đạo, theo Courtenay Moore, chuyên gia tiết niệu của Cleveland Clinic. Khi niệu đạo bị hẹp, tia nước tiểu sẽ yếu hơn.
Nếu bạn bị tiểu khó hoặc tia nước tiểu yếu, có thể chườm ấm ở bụng dưới để thư giãn cơ. Nếu bạn không thể đi tiểu hoặc đi ít nước tiểu trong 1-2 ngày, bạn nên đi khám bác sỹ để có thể được dùng thuốc làm giảm các triệu chứng của phì đại tiền liệt tuyến nếu cần.
Hầu hết mọi người đều đi tiểu 6-8 lần/ ngày, nhưng nếu bạn uống nhiều nước, bạn có thể đi tiểu đến 10 lần/ ngày. Trung bình bàng quang của người lớn có thể chứa 300-500 ml nước tiểu. Một số thuốc như thuốc lợi tiểu điều trị cao huyết áp có thể làm bạn đi tiểu nhiều hơn.
Tuy nhiên, đi tiểu quá nhiều có thể là một dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt hoặc tiểu đường. Khi bạn bị tiểu đường, mức đường huyết cao trong máu sẽ buộc thận phải lọc nhiều hơn và khiến bạn đi tiểu thường xuyên.
Nước tiểu có thể tiết lộ cho bạn nhiều điều về tình trạng sức khỏe và trạng thái mất nước của cơ thể. Nếu nước tiểu có màu vàng sậm có nghĩa là bạn cần uống nhiều nước, khi nước tiểu nhạt màu có nghĩa là bạn đã cung cấp đủ nước.
Tuy nhiên, cần chú ý màu sắc bất thường của nước tiểu, tình trạng mất nước nặng hoặc bệnh gan có thể gây ra nước tiểu màu nâu; nhiễm trùng tiết niệu hoặc thuốc có thể dẫn đến nước tiểu màu xanh lá cây, và tắc mật có thể gây nước tiểu vàng sậm. Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư, hoặc các vấn đề tuyến tiền liệt. Nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào kể trên, bạn nên đến bác sỹ càng sớm càng tốt.
Hãy suy nghĩ về chế độ ăn uống của bạn nếu bạn phát hiện một màu sắc bất thường trong nước tiểu của bạn. Có phải nước tiểu của bạn hơi hồng hoặc đỏ? Nó có thể không có máu mà là do món salad củ cải đường bạn đã ăn trước đó. Các sắc tố của củ cải đường ổn định ở mức độ nhất định của nồng độ axit dạ dày và thường ít xuất hiện trong nước tiểu. Tuy nhiên, có 10-14% dân số có nước tiểu màu hồng khi ăn nó. Cà rốt có thể khiến nước tiểu màu cam, măng tây có thể tạo ra màu xanh lá cây. Măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu có mùi hăng.
Tốt nhất là không nên nhịn tiểu khi bạn cảm thấy buồn vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù vậy, đôi khi điều đó vẫn xảy ra, ví dụ như khi bạn ở trong một buổi hòa nhạc, đang đi trên xe, hoặc thành phố mà bạn ở thiếu nhà vệ sinh công cộng. Đầu tiên, hãy hạn chế bất cứ thứ gì khiến bàng quang của bạn khó chịu. Một số chất kích thích như cà phê có thể làm bạn đi tiểu nhiều hơn.
Trong nhiều thập kỉ, các nhà khoa học vẫn tin rằng nước tiểu vô trùng và những bệnh nhân có xét nghiệm vi khuẩn dương tính trong nước tiểu chắc chắn có vấn đề về đường tiết niệu. Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng trên tập chí Clinical Microbiology năm 2014 đã chỉ ra rằng vi khuẩn vẫn có mặt trong nước tiểu của những phụ nữ khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng cho thấy các vấn đề về mót tiểu gấp ở nữ có liên quan đến nhiễm một số loại vi khuẩn trong nước tiểu. Nhưng vẫn cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu để đánh giá vai trò của vi khuẩn trong nhiều triệu chứng để các bác sĩ có thể xác định và điều trị tốt hơn tình trạng tiểu không tự chủ, nhiễm trùng và bàng quang tăng hoạt.
Và điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là đừng ngại ngần khi trao đổi các vấn đề này với bác sỹ của bạn để có thể nhận được điều trị phù hợp nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh