Có hai loại xạ trị: bức xạ chùm tia bên ngoài và bức xạ bên trong.
Được tạo ra từ một máy phát bức xạ. Các chùm tia này có năng lượng thấp hơn và giao nhau tại các khu vực được nhắm mục tiêu, khi đó vùng nhắm mục tiêu nhận được liều lượng bức xạ cao hơn.
Bức xạ đặt bên trong các hốc tự nhiên hoặc trong u tiêu diệt tế bào ung thư từ bên trong cơ thể.
Chất phóng xạ rắn sẽ được cấy vào vị trí của khối u hoặc bệnh nhân được dùng các loại thuốc dạng lỏng được tạo thành từ chất phóng xạ được đưa vào bên trong cơ thể qua đường uống hoặc tiêm.
Một nguồn bức xạ rắn hoạt động như một phương pháp điều trị tại chỗ. Ví dụ, hạt phóng xạ là một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Nguồn bức xạ lỏng hoạt động như một phương pháp điều trị toàn thân và có thể di chuyển khắp mọi nơi trong cơ thể.
Bức xạ tiêu diệt tế bào ung thư một cách hiệu quả nhưng cũng làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ trong và sau khi điều trị. Trong một số trường hợp, một người có thể phát triển các tác dụng phụ mới vài tháng sau khi điều trị kết thúc.
Các tác dụng phụ cụ thể có thể phụ thuộc vào loại bức xạ và bộ phận cơ thể được điều trị.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, mệt mỏi và thay đổi da là những tác dụng phụ ban đầu phổ biến nhất ở bệnh nhân xạ trị. Những thay đổi ở da này bao gồm:
Các tác dụng phụ ban đầu khác của xạ trị có thể bao gồm:
Những tác dụng phụ này có thể xuất hiện sau 6 tháng hoặc lâu hơn sau khi kết thúc xạ trị bao gồm:
Trước khi bắt đầu thực hiện xạ trị, bác sĩ sẽ cho biết các tác dụng phụ có thể gặp phải trong và sau quá trình điều trị.
Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào phát sinh trong quá trình điều trị, hãy thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt - một số tình trạng có thể chỉ ra rằng chương trình điều trị nên được thay đổi hoặc bệnh nhân nên dùng thuốc bảo vệ tia phóng xạ.
Các tác dụng phụ khác có thể cải thiện khi thay đổi lối sống và chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát các tác dụng phụ của xạ trị.
Các biện pháp chăm sóc sau đây có thể giúp giảm bớt mệt mỏi:
Để ngăn ngừa rụng tóc có thể áp dụng các biện pháp như:
Các biện pháp sau đây có thể giúp chăm sóc da nhạy cảm hoặc da bị tổn thương:
Để kiểm soát cơn đau hoặc nhạy cảm ở miệng và cổ họng, hãy thử các biện pháp như:
Các phương pháp dưới đây có thể giúp kiểm soát các vấn đề về ruột và bàng quang do xạ trị:
Xạ trị phá hủy DNA bên trong tế bào có thể dẫn đến các tác dụng phụ kéo dài. Các tác dụng cụ thể có thể phụ thuộc vào vị trí và liều lượng của tia xạ. Một số tác dụng phụ kéo dài bao gồm:
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình con bướm ở phía trước cổ có nhiệm vụ tạo ra các hormone điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể bao gồm:
Xạ trị vùng đầu hoặc cổ đôi khi có thể gây ra suy giáp. Các chuyên gia ước tính rằng 19–45% số người bị suy giáp sau khi trải qua xạ trị do ung thư mũi, họng, đầu và cổ.
Một nghiên cứu năm 2018 đã điều tra những thay đổi về tuyến giáp ở 56 người bị ung thư biểu mô vòm họng. Trung bình, tuyến giáp của những người tham gia giảm 39,8% kích thước và lượng hormone tuyến giáp giảm 21,5% trong vòng 30 tháng sau khi kết thúc xạ trị.
Tuy nhiên, sau 36 tháng, tuyến giáp của những người tham gia ngưng giảm kích thước và nồng độ hormone của họ ổn định trở lại.
Một người thực hiện để điều trị khối u não có thể bị thay đổi nhận thức như:
Xạ trị có thể làm suy yếu xương dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Bức xạ cũng có thể làm cho các tế bào cơ yếu đi dẫn đến các tình trạng như:
Xạ trị làm thay đổi DNA bên trong tế bào có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, việc tiếp xúc với bức xạ trước đây là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với hầu hết các loại bệnh bạch cầu.
Rất khó để dự đoán liệu một người sẽ phát triển ung thư thứ phát sau khi xạ trị. Tuy nhiên, các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ:
Tuổi tác: Những người trẻ hơn trải qua xạ trị có thể có nguy cơ cao phát triển khối u thứ cấp vài năm sau khi hoàn thành điều trị.
Liều lượng: Nguy cơ phát triển ung thư tăng lên với liều lượng bức xạ cao hơn.
Khu vực tiếp xúc: Một số cơ quan dễ bị ung thư thứ phát hơn do xạ trị như da và vú.
Xạ trị liên quan đến việc tiếp xúc với vật liệu phóng xạ. Những người đã trải qua xạ trị có thể cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ những người khác khỏi bị phơi nhiễm bức xạ.
Chùm tia xạ trị ngoài sử dụng nguồn bức xạ bên ngoài cơ thể, có nghĩa là người đó không bị phóng xạ trong hoặc sau khi điều trị
Tuy nhiên, nếu có thực hiện bức xạ bên trong, phóng xạ có thể có thể được thải qua mồ hôi, máu, nước tiểu, tinh dịch, nước bọt và các chất dịch khác.
Những người thực hiện liệu pháp xạ trị bên trong dưới dạng viên nang uống hoặc thuốc tiêm cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh
Những người đang điều trị xạ trị toàn thân nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ những người khác khỏi bị phơi nhiễm bức xạ. Trong ít nhất vài ngày đầu sau khi thực hiện xạ trị toàn thân cần:
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhưng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, thay đổi da và rụng tóc. Ngoài ra, các tác dụng cụ thể phụ thuộc vào vùng được nhắm mục tiêu của cơ thể và liều lượng bức xạ. Bác sĩ có thể cung cấp thêm thông tin về các nguy cơ và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Thông báo cho bác sĩ điều trị biết nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào để có thể cân nhắc thay đổi phác đồ điều trị hoặc cung cấp thuốc bảo vệ tia phóng xạ.
Có thể bạn quan tâm: 5 chữ "R" trong xạ trị
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh