Tên tiếng Việt: Câu đằng, Vuốt lá mỏ, Câu đằng lá mỏ
Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Miq. ex Havil.
Tên đồng nghĩa: Nauclea rhynchophylla Miq.
Họ: Rubiaceae (Cà phê)
Công dụng: Cao huyết áp, tăng hô hấp, kích thích hưng phấn, trẻ em sốt cao co giật, nổi ban, lên sởi (Thân, móc).
A. Mô tả cây
B. Phân bố, thu hái và chế biến
C. Tác dụng dược lý
D. Công dụng và liều dùng
Tính chất theo tài liệu cổ: Vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can và tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh. Chữa trẻ em hàn nhiệt kinh giản, người lớn đầu nhức mắt hoa.
Hiện nay câu đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới. Ngày dùng 6-15g dưới dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc có câu đằng chữa bệnh cao huyết áp
Chữa đau đầu, chóng mặt do huyết áp cao: Câu đằng, cúc hoa, phòng phong, đảng sâm, phục thần, phục linh, trần bì, mạch môn; mỗi vị 15g, thạch cao 30g; cam thảo 7,5g. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần dùng 12g sắc nước uống, bỏ bã.
Chữa trúng phong: Câu đằng 30g, bạch thược, địa long mỗi thứ 15g, trân châu mẫu 90g, sinh địa hoàng 9g, nước trúc lịch 45ml. Ngày uống 2 thang ở giai đoạn cấp tính và 1 thang ở giai đoạn hồi phục.
Chữa liệt thần kinh mặt (VII): Câu đằng 60g, dây hà thủ ô tươi 120g. Sắc nước uống
Chữa cao huyết áp: Câu đằng 12g, tang diệp, cúc hoa, hạ khô thảo mỗi thứ 9g. Sắc nước uống. Hoặc câu đằng, thạch quyết minh mỗi thứ 15g, đỗ trọng 9g, hoàng cầm 6g, ích mẫu, hạ khô thảo mỗi thứ 12g. Sắc nước uống.
Chữa sốt kinh phong, chân tay co giật ở trẻ em: Câu đằng 10-15g, kim ngân hoa 9g, bạc hà 3g, cúc hoa 6g, địa long 6g. Sắc nước uống
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh