✴️ Tia X trong y khoa: mức độ an toàn như thế nào?

Nội dung

X-quang là một công cụ chẩn đoán hình ảnh quan trọng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Kể từ lần đầu tiên được sử dụng trong chẩn đoán y khoa hơn 100 năm trước, đến nay tia X đã góp phần cứu sống vô số người và hỗ trợ trong nhiều khám phá mới quan trọng.

Tia X là một dạng bức xạ điện từ xuất hiện cả trong tự nhiên và nhân tạo. Trong những năm gần đây, không chỉ các nhà khoa học mà rất nhiều người đã sự quan tâm của mình về sự ảnh hưởng của tia X đối với cơ thể.

Rốt cuộc, khi sử dụng tia X tác động vào bệnh nhân thì lợi ích thu được có cao hơn rủi ro của mà tia X gây ra hay không? Bài viết này sẽ đưa thêm khái niệm về tia X là gì, cách chúng được sử dụng trong khoa học y tế và mức độ rủi ro mà chúng gây ra.

X-quang là gì?

Wilhelm Röntgen được công nhận là người đầu tiên mô tả hình ảnh của tia X. Chỉ vài tuần sau khi được phát hiện ra rằng chúng có thể giúp khảo sát hình ảnh của xương, tia X đã được sử dụng trong môi trường y tế.

Người đầu tiên được sử dụng tia X cho mục đích y tế là chàng trai trẻ Eddie McCarthy, người bị ngã khi trượt băng trên sông Connecticut năm 1896 và bị gãy cổ tay trái.

Mọi người trên Trái Đất đều tiếp xúc với một lượng phóng xạ nhất định. Chất phóng xạ được tìm thấy tự nhiên trong không khí, đất, nước, đá và thảm thực vật. Trong đó, nguồn bức xạ tự nhiên lớn nhất đối với hầu hết mọi người là radon. Ngoài ra, Trái Đất liên tục bị bắn phá bởi bức xạ vũ trụ trong đó có tia X. Những tia này là không thể tránh khỏi. Mặc dù có hại nhưng những tác động của những bức xạ ở mức độ thấp đến mức ảnh hưởng của nó hầu như không được chú ý.

Phi công, phi hành đoàn và phi hành gia có nguy cơ liều cao hơn vì sự tiếp xúc nhiều hơn với các tia vũ trụ. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu liên quan đến nghề nghiệp trên không với tỷ lệ mắc ung thư tăng cao.

Phân loại

Để tạo ra hình ảnh tia X tiêu chuẩn, bệnh nhân hoặc một phần cơ thể của bệnh nhân được đặt trước thiết bị thu nhận tia X và được chiếu bằng các tia X ngắn. Do xương rất giàu canxi có số nguyên tử cao, tia X được xương hấp thụ và hiển thị màu trắng trên hình ảnh thu được. Đối với khí, ví dụ như khí trong phổi hấp thụ tia X kém sẽ hiển thị dưới dạng các mảng tối.

X-quang: Đây là loại hình ảnh sử dụng tia X thông dụng nhất. Kỹ thuật này thường được sử dụng để khảo sát hình ảnh xương gãy, răng và tim phổi. Trong các kỹ thuật được nêu ở mục này, X-quang sử dụng lượng phóng xạ nhỏ nhất.

Nội soi huỳnh quang: Phương pháp này giúp bác sĩ có thể xem hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể trong thời gian thực và có thể ghi lại các hình ảnh một cách nhanh chóng. Loại tia X này có thể được sử dụng để theo dõi hoạt động của ruột sau khi uống barium. Nội soi huỳnh quang sử dụng nhiều bức xạ tia X hơn so với chụp X-quang tiêu chuẩn nhưng mức độ vẫn cực kỳ nhỏ.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Bệnh nhân nằm trên bàn và được đưa qua thiết bị phát, nhận tín hiệu tia X có dạng vòng xoắn ốc. Nhiều hình ảnh lát cắt ngang qua cơ thể được thu lại có thể giúp dựng hình ảnh 3D. Kỹ thuật này sử dụng liều lượng tia X cao nhất.

           chụp CT scan có bị ung thư không

Nguy cơ

Tia X có thể gây đột biến trong DNA do đó có khả năng gây ra ung thư sau này. Vì vậy, tia X được cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính phủ Hoa Kỳ phân loại là chất gây ung thư. Tuy nhiên hiện nay, lợi ích mang lại từ các kỹ thuật y tế có sử dụng tia X vượt xa các nguy cơ tiềm ẩn.

Người ta ước tính rằng 0,4% bệnh ung thư ở Hoa Kỳ là do chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Theo một thống kê cho thấy có ít nhất 62 triệu lần chụp CT được thực hiện ở Mỹ trong năm 2007.

Theo một nghiên cứu khác, ở độ tuổi 75, tia X sẽ làm tăng nguy cơ ung thư từ 0,6 đến 1,8%. Tụ chung, yếu tố nguy cơ vẫn là tối thiểu so với lợi ích trong việc chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh X-quang.

Mỗi kỹ thuật đều có một số rủi ro khác nhau phụ thuộc vào loại tia X và phần cơ thể được chụp. Dưới đây sẽ thống kê một số kỹ thuật hình ảnh bằng tia X phổ biến có so sánh liều bức xạ với bức xạ trong tự nhiên – ngưỡng mà thường mà tất cả mọi người tiếp xúc hàng ngày.

  • X-quang ngực: Tương đương với 2,4 ngày bức xạ nền tự nhiên;
  • X-quang sọ: Tương đương với 12 ngày bức xạ nền tự nhiên;
  • Cột sống thắt lưng: Tương đương với 182 ngày bức xạ nền tự nhiên;
  • Chụp X-quang niệu có thuốc cản quang: Tương đương với 1 năm bức xạ nền tự nhiên;
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa trên: Tương đương với 2 năm bức xạ nền tự nhiên;
  • Chụp X-quang có sử dụng thuốc barit: Tương đương với 2,7 năm bức xạ nền tự nhiên;
  • Chụp CT sọ não: Tương đương với 243 ngày bức xạ nền tự nhiên;
  • CT bụng: Tương đương với 2,7 năm bức xạ nền tự nhiên.

Số liệu trên chỉ mang tính tương đối do còn phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như thời gian phát tia hay các thiết bị bảo hộ trong quá trình tiến hành chụp chiếu... Những số liệu bức xạ là dành cho người lớn. Trẻ em dễ bị tác động phóng xạ của tia X hơn.

Phản ứng phụ

Các tác dụng phụ xảy ra cho tia X cũng rất thấp. Việc tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao có thể có nhiều các tác động chẳng hạn như nôn mửa, chảy máu, ngất xỉu, rụng tóc và lở da.

Tuy nhiên, hầu hết tia X sử dụng trong y tế vừa đủ để có thể cho hình ảnh chẩn đoán và hạn chế được tối đa các tác dụng phụ đi kèm.

Những lợi ích

Việc tia X đã được sử dụng trong y học trong một khoảng thời gian dài như vậy cho thấy chúng được coi là có lợi như thế nào. Mặc dù hình ảnh X-quang không đủ thông tin để chẩn đoán bệnh tuy nhiên chúng góp phần không nhỏ và là một phần thiết yếu của quá trình chẩn đoán.

So với các thủ thuật, kỹ thuật khác, chụp X-quang có một số lợi ích chính như sau:

  • Không xâm lấn: X-quang có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán một tình trạng bất thường hoặc theo dõi tiến trình điều trị mà không cần xâm lấn.
  • Định hướng: X-quang có thể giúp định hướng các chuyên gia y tế khi đặt ống thông, stent hoặc các thiết bị khác bên trong cơ thể bệnh nhân. Hình ảnh X-quang cũng có thể giúp điều trị các khối u và loại bỏ huyết khối hoặc tắc nghẽn tương tự khác.
  • Phát hiện bệnh tiềm ẩn: X-quang đôi khi có thể vô tình phát hiện một tình trạng bệnh lý khác. Ví dụ, nhiễm trùng ở xương, khí hoặc dịch ở những khu vực lẽ ra không có hoặc phát hiện một số khối u.

Sự an toàn

Chụp CT trung bình có thể làm tăng nguy cơ ung thư gây tử vong lên 1/2.000. Con số này rất nhỏ so với tỷ lệ mắc ung thư gây tử vong tự nhiên ở Mỹ là 1/5.

Ngoài ra, có một số tranh luận về việc liệu tiếp xúc với tia X rất thấp có thể gây ung thư hay không. Một báo cáo gần đây về vấn đề này được công bố trên Tạp chí Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ, tuyên bố rằng các thủ, kỹ thuật X-quang không có rủi ro.

Bài viết phân tích rằng loại bức xạ có kiểm soát trong quá trình chụp hình là không đủ để gây ra tổn thương về lâu dài. Các tác giả cho rằng bất kỳ tổn thương nào gây ra bởi bức xạ liều thấp đều được cơ thể sửa chữa và không để lại đột biến. Chỉ khi đạt đến một ngưỡng nhất định, tổn thương vĩnh viễn mới có thể được gây ra. Theo các tác giả, ngưỡng  cao hơn nhiều so với liều tia X tiêu chuẩn từ bất kỳ kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nào.

Điều quan trọng cần lưu ý là những sự thật an toàn này chỉ áp dụng cho người lớn. Chụp CT ở trẻ em có thể tăng gấp ba nguy cơ ung thư nãobệnh bạch cầu, đặc biệt là khi chụp bụng và ngực có tiêm thuốc cản quang. Bác sĩ và bệnh nhân hoặc thân nhân sẽ thảo luận về những rủi ro và lợi ích trước khi tiến hành thực hiện kỹ thuật này.

Các tác giả tiếp tục chỉ ra rằng mặc dù bị ảnh hưởng bởi các tia vũ trụ và bức xạ nền, tuy nhiên con người đang nâng cao tuổi thọ hơn bao giờ hết và một phần trong đó là do những tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị y tế.

Nhìn chung, tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng và chọn đúng liệu trình điều trị làm cho các kỹ thuật y tế sử dụng tia X có lợi hơn nhiều so với rủi ro. Vậy nên cho dù không có rủi ro nào hay mức độ rủi ro rất thấp, chụp X-quang vẫn là “trợ thủ đắc lực” cho các y bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Xem thêm: Chụp X-quang có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top