✴️ Các vị trí thường bị giãn dây chằng mà bạn có thể gặp phải

Các vị trí thường bị giãn dây chằng

Các vị trí thường bị giãn dây chằng mà bạn dễ gặp phải đó là đầu gối, vai, cổ tay, cổ chân,…

 

Giãn dây chằng đầu gối

Khớp gối là một trong các khớp lớn nhất của cơ thể, giúp cơ thể thực hiện linh hoạt các động tác đi lại, ngồi, đứng, chạy nhảy… và nâng đỡ sức nặng của thân trên. Vì là một khớp quan trọng nên rất dễ mắc các bệnh lý cơ xương khớp, trong đó có giãn dây chằng.

Giãn dây chằng đầu gối thường gặp do các nguyên nhân như:

  • Chấn thương khi chơi thể thao, xoay người chuyển tư thế quá nhanh, chân bị xoắn vặn đột ngột

Đầu gối là vị trí thường bị chấn thương giãn dây chằng

Đầu gối là vị trí thường bị chấn thương giãn dây chằng

  • Vận động không đúng cách, nhảy sai tư thế hoặc va đập mạnh
  • Người cao tuổi
  • Mắc các bệnh lý về khớp mạn tính như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp….

Giãn dây chằng đầu gối thường gây đau dữ dội, khớp gối sưng to, đi khập khiễng, gặp khó khăn khi vận động, dễ vấp ngã… Nếu không xử trí kịp thời và triệt để có thể dẫn tới tiến triển mạn tính hoặc thoái hóa sụn.

 

Giãn dây chằng cổ tay

Cổ tay là vùng có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều xương nhỏ và dây chằng. Các động tác vặn và xoay bàn tay, chống đỡ khi trượt té có thể dẫn đến giãn dây chằng cổ tay. Tình trạng này hay gặp phải ở những người:

  • Vận động viên ném xa, cử tạ, chơi bóng chuyền, cầu lông…
  • Người tập thể hình
  • Thợ lặn, trượt ván, bơi thuyền
  • Bị đánh vào cổ tay

Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức kèm sưng tấy, bầm tím ở vùng cổ tay. Theo thời gian, cổ tay giảm dần chức năng vận động, có triệu chứng lỏng lẻo ở khớp cổ tay, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

 

Giãn dây chằng lưng

Khác với những vị trí khác trên cơ thể, giãn dây chằng ở lưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động, thậm chí có thể gây liệt. Người bệnh bị giãn dây chằng lưng có thể là do:

Giãn dây chằng cũng có thể gặp ở vai, lưng

Giãn dây chằng cũng có thể gặp ở vai, lưng

  • Chấn thương hoặc tai nạn gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng lưng.
  • Vận động sai tư thế hoặc quá sức khi chơi thể thao, mang vác vật nặng, ngủ hoặc vặn mình đột ngột…
  • Tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị giãn dây chằng lưng càng lớn do lão hóa của tuổi tác

Giãn dây chằng lưng khiến người bệnh bị đau đớn. Cơn đau thường xuyên diễn ra kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức toàn thân, hạn chế vận động, làm việc, gặp khó khăn trong sinh hoạt. Chính vì thế, khi có dấu hiệu cảnh báo giãn dây chằng lưng, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

 

Giãn dây chằng vai

Giãn dây chằng vai thường gặp ở đối tượng ít vận động hoặc vận động sai tư thế, mang vác vật nặng quá sức khiến vùng khớp vai quá tải.

Giãn dây chằng vai thường gây đau đớn khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó là tình trạng vai bị bầm tím, sưng khớp vai, teo cơ xung quanh vao, hạn chế cử động ở khớp vai… Tùy theo mức độ mà cơn đau khi giãn dây chằng khớp vai có thể lan xuống cánh tay và lưng.

Tình trạng này kéo dài có thể tác động xấu đến hệ cơ xương khớp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp.

Giãn dây chằng dù xuất hiện ở vị trí nào cũng gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Và có thể để lại di chứng nặng nề nếu không xử trí kịp thời và đúng cách. Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ giãn dây chằng, người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top