Kỹ thuật Tắm điều trị bệnh nhân bỏng

KHÁI NIỆM

Tắm là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị vết thương bỏng rất hiệu quả. Mục đích của tắm điều trị bỏng là làm sạch vết thương bỏng, loại bỏ các chất bẩn, dị vật, các hoại tử đang bong rụng, làm sạch dịch mủ…đồng thời cũng làm sạch vùng da lành để hạn chế nhiễm khuẩn từ vùng da lành vào vết bỏng.  

Tắm bỏng phải bảo đảm nguyên tắc vô khuẩn: nước tắm vô khuẩn, bồn tắm vô khuẩn, người tắm vô khuẩn.

 

CHỈ ĐỊNH 

Đối với các người bệnh bỏng vừa mới nhập viện: Tắm để làm sạch vết bỏng và cơ thể từ đầu, loại bỏ dị vật, bùn đất, hóa chất nhằm hạn chế nhiễm khuẩn và nhiễm độc cho người bệnh. Sau tắm đưa về buồng điều trị vô khuẩn.

Đối với người bệnh đã nằm điều trị tại Viện: tắm để làm sạch vết thương vết bỏng hỗ trợ cho công tác điều trị, tắm trước khi thay băng bỏng. 

Tắm người bệnh bỏng sâu trước phẫu thuật cắt bỏ hoại tử, ghép da   

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh đang có các dấu hiệu đe dọa chức năng sống 

Không đảm bảo công tác vô khuẩn và an toàn khi tắm cho người bệnh

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ điều trị, điều dưỡng viên, kíp tắm tối thiểu có 3 người (2 người vô trùng, một người giúp ngoài); bác sỹ gây mê (nếu có gây mê) 

Người bệnh

Giải thích quy trình, chuẩn bị tâm lý

Trang thiết bị, thuốc 

Phòng tắm: điều hòa ấm 28 – 320C

Nước sạch dưới áp lực

Hệ thống tắm điều trị (bể tắm chuyên dụng, hệ thống vận chuyển, nâng đỡ người bệnh…).

Hệ thống theo dõi chức năng sống: monitor theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SPO2.

Hệ thống cấp cứu: oxy, máy hút, máy thở, thuốc cấp cứu.

Thuốc: xà phòng tắm, bàn chải mềm, bông băng, thuốc giảm đau toàn thâ…

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Quy trình kỹ thuật tắm 

Đưa người bệnh lên xe đẩy chuyển đến phòng tắm điều trị.

Tiêm thuốc giảm đau hoặc gây mê nếu có điều kiện (theo quy trình riêng)

Thử và điều chỉnh nhiệt độ nước tắm.

Bảo vệ các vùng đặt catheter, kim luồn, ống nội khí quản bằng vật liệu không thấm nước.

Cắt băng.

Xả nước tắm cho ngấm hết vùng tổn thương.

Bóc băng, gạc bộc lộ tổn thương.

Dùng gạc, bàn chải mềm tẩm nước xà phòng đã pha cọ nhẹ nhàng lên vùng tổn thương sau đó ra vùng da lành toàn thân

Loại bỏ các dịch mủ, dị vật trên vết bỏng và vùng da lành

Gội đầu bằng xà phòng

Thấm khô vết bỏng và toàn thân, sấy khô tóc

Thay băng: theo quy trình riêng

Theo dõi người bệnh trong khi tắm điều trị

Theo dõi ý thức

Theo dõi nhịp thở, SPO2.                      

Theo dõi mạch, huyết áp

Thở oxy, hút dịch và đờm dãi nếu có tăng tiết  

Theo dõi và xử trí chảy máu tại chỗ vết thương bỏng 

 

TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

Toàn thân

Theo dõi trạng thái toàn thân, mạch, nhiệt độ, huyết áp…sau tắm chặt chẽ, kịp thời phát hiện trạng thái sốc, đe dọa sốc để xứ lý.

Suy hô hấp, tụt huyết áp trong quá trình tắm: Dừng tắm, đưa người bệnh lên cáng hay giường, thấm khô, ủ ấm và tiến hành hồi sức cấp cứu: bù dịch, thuốc nâng huyết áp, thở oxy…

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau toàn thân hoặc theo dõi chung sau gây mê để xử trí kịp thời như tình trạng ngừng thở ngừng tim, nôn…

Tình trạng đau đớn sau thay băng như kêu đau, rét run hoặc sốt cao: tiếp tục dùng giảm đau, ủ ấm, hạ sốt… 

Nhiễm lạnh do tắm lâu: tắm từng bộ phận cơ thể một, bảo đảm nhiệt độ phòng (28 đến 32 độ C), ủ ấm cho người bệnh sau tắm.    

Tại chỗ

Chảy máu: kiểm tra chảy máu, đắp nước muối ấm, băng ép hoặc khâu cầm máu nếu cần, lấy sạch máu cục, đắp lại gạc thuốc, gạc khô, băng ép.

Nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn chéo: phải tuân thủ vô trùng, có quy trình tiệt trùng hệ thống tắm bỏng sau mỗi người bệnh, bảo đảm nguồn nước vô khuẩn.    

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top