✴️ Sự khác biệt giữa chấn thương tủy sống hoàn toàn và không hoàn toàn

Nội dung

Bệnh nhân với chấn thương tủy hoàn toàn không thể di chuyển hoặc cảm nhận bất kì điều gì ngay tại hoặc bên dưới vùng bị chấn thương. Khác với chấn thương tủy không hoàn toàn thì bệnh nhân có thể có 1 vài cảm giác hoặc vận động vùng dưới chấn thương tủy.

Trong bài viết này thì chúng tôi sẽ thảo luận sự giống và khác nhau giữa 2 dạng tổn thương.

Định nghĩa

Chấn thương tủy hoàn toàn là khi mà bệnh nhân mất hoàn toàn cảm giác và chức năng vận động bên dưới vùng bị chấn thương. Khi mà bệnh nhân có chấn thương tủy vẫn còn vài chức năng bên dưới vùng này thì được gọi là chấn thương tủy không hoàn toàn.

Hiệp hội chấn thương tủy sống Hoa Kỳ (ASIA) thành lập nên hệ thống phân độ được gọi là thang điểm tổn thương ASIA để mô tả mức độ nghiêm trọng của chấn thương tủy sống. Hệ thống sử dụng các kí tự từ A tới E được mô tả dưới đây:

  • ASIA A: chấn thương tủy hoàn toàn với mất cảm giác hoặc chức năng vận động.
  • ASIA B: chức năng cảm giác không hoàn toàn với mất vận động hoàn toàn.
  • ASIA C: chức năng vận động không hoàn toàn với 1 vài vận động nhưng ít hơn 1 nửa các nhóm cơ có thể chống lại trọng lực với vận động tối đa.
  • ASIA D: chức năng vận động không hoàn toàn với hơn 1 nửa các nhóm cơ có thể chống lại trọng lực.
  • ASIA E: bình thường.

Điểm giống nhau

Chấn thương tủy, dù có hoàn toàn hay không hoàn toàn, có thể gây mất chức năng vận động hoặc cảm giác. Với cả 2 dạng chấn thương, dạng nào cũng có thể không cắt đứt hoàn toàn tủy sống.

Điểm khác nhau

Theo Hiệp hội các nhà phẫu thuật thần kinh Hoa Kỳ, gần 50% của các ca chấn thương tủy sống là hoàn toàn.

Chấn thương tủy sống hoàn toàn với kết quả mất hết chức năng vận động và càm giác bên dưới vùng chấn thương. Bệnh nhân với dạng chấn thương này sẽ mất chức năng của cơ và cảm giác ở cả 2 bên của cơ thể.

Trong khi đó với chấn thương không hoàn toàn thì có thể còn những mức độ cảm giác và vận động khác nhau của cơ. Bệnh nhân với dạng này có thể cử động 1 tay hoặc chân hoặc nhiều hơn nữa. Họ cũng có thể có hoạt động ở 1 bên nhiều hơn so với bên còn lại.

Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân với chấn thương tủy không hoàn toàn có thể cơ cơ hội hồi phục cao hơn về chức năng vận động và cảm giác ở chi bị ảnh hương hơn dạng hoàn toàn.

Phân biệt như thế nào:

Bệnh nhân chấn thương tủy sống cần những chăm sóc y tế khẩn cấp. Trong phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ kiểm tra về vận động và cảm giác của vùng bên dưới vị trí chấn thương.

Bác sĩ có thể sử dụng X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI để chẩn đoán chấn thương tủy.

Sưng nề xung quanh chấn thương không hoàn toàn có thể biểu hiện các triệu chứng của 1 chấn thương tủy hoàn toàn. Tuy nhiên khi những khối sưng này giảm kích thước, thường sau 7-10 ngày, bác sĩ có thể phân biệt được 2 dạng tổn thương này.

Một chuyên gia thần kình sẽ thực hiện khám thần kinh toàn diện, họ sẽ thường:

  • Hỏi những câu hỏi về triệu chứng và những bệnh lý khác,
  • Quan sát những dấu hiệu của tình trạng bệnh lý,
  • Thực hiện khám và các nghiệm pháp.

Bác sĩ có thể thực hiện thêm những test để đánh giá chức năng thần kinh liên quan tới vận động và cảm giác.

chấn thương tủy sống

Các triệu chứng

Những triệu chứng của chấn thương tủy phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương. Có 4 vùng của tủy sống như sau:

  • Tủy cổ ( từ đốt sống C1 tới C7, nơi chứa toàn bộ 8 rễ tủy cổ),
  • Tủy ngực ( từ đốt sống T1 tới T12),
  • Tủy lưng ( từ đốt sống L1 tới L5),
  • Tủy cùng ( từ đốt sống S1 tới S5).

Mỗi vùng thuộc 4 vùng này điều khiển từng phần của cơ thể. Một chấn thương tủy sống có thể ảnh hưởng lên cơ thể khi mà thần kinh trong hay dưới vùng tổn thương điều khiển.

Sau các chấn thương tủy sống, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau. Các nghiên cứu trước đây cho rằng 1/3 các bệnh nhân chấn thương tủy cảm thấy đau rất nhiều. Họ cũng thường cảm thấy mệt mỏi.

Những triệu chứng khác mà bệnh nhân chấn thương tủy có thể cảm thấy gồm:

  • Khó thở,
  • Các vấn đề về trí nhớ,
  • Rối loạn thị lực,
  • Tê liệt,
  • Giảm nhận thức.

Những nguyên nhân

Chấn thương tủy có thể diễn ra khi mà các đốt sống bị tổn thương. Khi mà các đốt sống vỡ hoặc di lệch vị trí, những mảnh vỡ của xương có thể đè ép tổn thương lên thần kinh trong tủy sống.

Theo Viện các vấn đề về thần kinh và đột quỵ quốc gia, tai nạn xe máy và té ngã cao là những nguyên nhân thường gặp nhất của chấn thương tủy sống.

Những nguyên nhân có thể gặp của tổn thương tủy bao gồm:

  • Chấn động mạnh hoặc các va chạm trong thể thao,
  • Tổn thương do các hành vi bạo lực, chẳng hạn như vết thương do súng hoặc dao,
  • Một số dạng ung thư,
  • Viêm khớp,
  • Một vài dạng nhiễm trùng đặc hiệu,
  • Một vài bệnh lý nội khoa, chẳng hạn như bại liệt hay tật nứt đốt sống.

Điều trị và phục hồi

Biện pháp điều trị và thời gian hồi phục phụ thuộc vào dạng chấn thương mà bệnh nhân chịu phải. Đội ngũ y tế sẽ tiếp cận mỗi bệnh nhân và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp và ước tính thời gian hồi phục.

Vào thời điểm xảy ra tai nạn, nhân viên cấp cứu sẽ bất động bệnh nhân nếu nghi ngờ có chấn thương tủy để ngăn ngừa các chấn thương thứ phát.

Phẫu thuật là điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân chấn thương tủy. Thường là đầu tay trong hầu hết các các ca có nghi ngờ tổn thương thứ phát. Phẫu thuật có thể bao gồm loại bỏ các thành phần đè nén lên thần kinh tủy, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, mảnh vỡ của đốt sống hoặc các mảnh xương.

Điều trị sau phẫu thuật bao gồm:

  • Trị liệu về nghề nghiệp,
  • Vật lí trị liệu,
  • Tư vấn,
  • Tâm lý trị liệu.

Bệnh nhân có chấn thương tủy sống nên được thăm khám y tế thường xuyên. Nhưng chuyên gia có thể giúp kiểm soát các biến chứng, tư vấn về các dụng cụ phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Với những tiến bộ của y học hiện tại về liệu trình y tế và chăm sóc bệnh nhân, nhưng ca chấn thương tủy sống thường sống sót và có hồi phục tốt hơn.

Tổng kết

Cả 2 dạng chấn thương tủy diễn ra do tổn thương của tủy sống. Sự khác biệt chính phụ thuộc vào mức độ vận động và cảm giác còn lại của bệnh nhân sau chấn thương.

Chấn thương tủy hoàn toàn với mất toàn bộ chức năng vận động và cảm giác ở vùng bị tổn thương và bên dưới đó.

Chấn thương tủy không hoàn toàn thì vẫn còn 1 mức độ nào đó của chức năng vận động hoặc cảm giác vùng bên dưới tổn thương.

Bác sĩ sẽ thông báo về sự khác biệt và chẩn đoán dạng của chấn thương thông qua kết quả của chẩn đoán hình ảnh và khám thần kinh cho bạn.

Xem thêm: Hồi phục chấn thương tủy sống

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top