Những nạn nhân của chân thương tủy sống có thể gặp phải tình trạng mất kiểm soát các chức năng của cơ thể. Tình trạng này có thể là vĩnh viễn. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp hồi phục hoàn toàn.
Chấn thương tủy sống có thể dẫn đến những tình trạng thứ phát khác, như loét do tì đè hay cục máu đông. Những bệnh nhân mắc phải các tình trạng thứ phát này sẽ cần được chăm sóc trong thời gian dài.
Bài viết này sẽ cung cấp một góc nhìn về quá trình hồi phục của các bệnh nhân bị chấn thương tủy sống, bao gồm các giai đoạn hồi phục, quản lý lâu dài, và các phương tiện hỗ trợ mà bệnh nhân có thể có được.
Hiệp hội bác sĩ ngoại thần kinh Mỹ ước tính rằng có khoảng 17,000 trường hợp chấn thương tủy sống xảy ra mỗi năm ở Mỹ. Khoảng một nửa con số này là những người từ 16-30 tuổi. Hầu hết các trường hợp chấn thương tủy sống là nam giới.
Quá trình hồi phục sau chấn thương tủy sống phụ thuộc vào mức độ của tổn thương. Ví dụ, những bệnh nhân chấn thương tủy sống không hoàn toàn có cơ hội hồi phục hoàn toàn cao hơn.
Chấn thương tủy sống không hoàn toàn là khi tủy sống chỉ bị tổn thương một phần, nhưng tín hiệu từ não vẫn còn có thể truyền đến các phần khác trên cơ thể. Chấn thương hoàn toàn thì thường nặng nề hơn, ngăn chặn tất cả các tín hiệu thần kinh truyền qua tủy sống.
Bác sĩ sẽ phân độ nặng của tổn thương dựa theo bảng phân độ của Hiệp hội chấn thương tủy sống Mỹ. Trong bảng phân độ này, độ ASIA A để chỉ tổn thương tủy sống hoàn toàn, còn độ ASIA E để thể hiện rằng tổn thương tủy sống vẫn chưa ảnh hưởng cảm giác hay chức năng cơ của bệnh nhân.
Nhiều bệnh nhân chấn thương tủy sống bị mất chức năng cơ thể, hay liệt. Những bệnh nhân có tổn thương tủy sống không hoàn toàn thường sẽ phục hồi được một phần chức năng. Tuy nhiên, hồi phục hoàn toàn thường hiếm khi xảy ra.
Theo Tỏ chứ y tế thế giới (WHO), Năm đầu sau khi bị chấn thương tủy sống có guy cơ tử vong cao nhất. Trong khoảng thời gian này, nguy cơ tử vong của người bị chấn thương tủy sống cao gấp 2 đến 5 lần so với người không bị chấn thương.
Giai đoạn đầu của quá trình hồi phục bắt đầu ngay khi bị chấn thương. Bao gồm cả thời gian nằm viện, thường là ở khoa Chăm sóc tích cực. Đôi khi bệnh nhân cũng cần phải được phẫu thuật.
Bác sĩ trước tiên sẽ kiểm tra xem đường thở của bệnh nhân có thông thoáng không và nhịp tim có bình thường không. Bác sĩ sẽ kiểm tra vận động của bệnh nhân để kiểm tra xem bệnh nhân còn cảm giác ở tay hoặc chân không.
Bác sĩ có thể sẽ dùng một dụng cụ cố định được gọi là đai cột sống cổ để cố định cột sống. Để thăm khám kỹ càng hơn, các dụng cụ hình ảnh y khoa sẽ được dùng đến, ví dụ nhu MRI hay CT scan.
Trong những ngày tiếp theo bác sĩ sẽ tập trung vào việc hạn chế tổn thương và làm giảm bớt các nguy cơ biến chứng.
Sau các điều trị ban đầu tại bệnh viện, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị dài hạn cho từng trường hợp một. Bệnh nhân chấn thương tủy sống chỉ được xuất viện khi tình trạng của họ đã ổn định.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu ở bên ngoài bệnh viện và tập trung vào việc phục hồi chức năng. Các việc phải làm có thể bao gồm: thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu hay liệu pháp nghề nghiệp, và đôi khi là tư vấn tâm lý.
Ở hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ lưu trú tại các trung tâm phục hồi chức năng bán cấp, tại đó họ sẽ được thực hiện phục hồi chức năng tối đa 3 giờ mỗi ngày
Vài người sẽ cần phải tái khám thường xuyên trong năm đầu. Việc chăm sóc và phục hồi chức năng thường sẽ kéo dài trong vòng nhiều năm.
Các bệnh nhân chấn thương tủy sống và những người chăm sóc họ cần phải theo dõi các biến chứng xảy ra trong giai đoạn này.
Ở một vài trường hợp, bệnh nhân có thể hồi phục được chức năng cơ thể trong vòng 18 tháng. Một số ít trường hợp khác phải cần vài năm để hồi phục được chức năng sau chấn thương tủy sống.
Các biện pháp điều trị dài hạn cho những bệnh nhưng chấn thương tủy sống thường rất phức tạp. Biện pháp điều trị sẽ dựa vào độ nặng và vị trí của chấn thương tủy sống.
Ở hầu hết các trường hợp, bác sĩ cho thực hiện nhiều loại liệu pháp để giúp đỡ cho quá trình phục hồi chức năng. Bác sĩ còn phải cố gắng phòng ngừa hay chữa trị các tổn thương thứ phát – việc rất hay gặp ở những bệnh nhân chấn thương cột sống.
Các tổn thương thứ phát bao gồm:
Khoảng 15% bệnh nhân liệt ở cả hai phần trên và dưới sẽ bị loét do tì đè trong năm đầu tiên sau chấn thương. Dạng liệt này được gọi là liệt tứ chi.
Một vài bệnh nhân còn gặp vấn đề về tâm lý do chấn thương. Theo thực tế, khoảng 20-30% bệnh nhân chấn thương tủy sống có triệu chứng trầm cảm.
Tư vấn về cảm xúc hay tâm lý trị liệu giúp đỡ các bệnh nhân gặp vấn đề tâm lý sau chấn thương tủy sống.
Bảng dưới đây là ví dụ về các mốc thời gian hồi phục của bệnh nhân chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, mỗi trường hợp đều khác nhau.
Ngay sau khi chấn thương |
|
Những ngày và tuần sau đó |
|
Năm đầu tiên |
|
Lâu dài |
|
Có nhiều loại hỗ trợ dành cho những bệnh nhân bị chấn thương tủy sống. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ cung cấp được các hỗ trợ cấp cứu. Những bệnh nhân có tổn thương mạn tính thường thường sẽ có đường dây liên lạc thường xuyên với đội ngũ y tế. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đội ngũ y tế cũng là một phần quan trọng của qua trình hồi phục.
Bệnh nhân chấn thương tủy sống cũng có thể nhận được hỗ trợ thường xuyên từ những nhà trị liệu khác nhau trong suốt quá trình phục hồi chức năng, ví dụ như chuyên gia vật lý trị liệu và chuyên gia tâm lý.
Gia đình và người thân là những nguồn hỗ trợ khác. Họ có thể giúp làm giảm bớt cảm giác bị cô lập và có thể cung cấp được các hỗ trợ về mặt tinh thần.
Một vài người khác có thể có những người chăm sóc cùng tham gia trợ giúp trong việc đó, cũng như các hoạt động thường ngày như tắm rửa và thay quần áo.
Quá trình hồi phục chấn thương tủy sống phụ thuộc vào mức độ nặng của tổn thương.
Chấn thương tủy sống thường bao gồm những giai đoạn dài của phục hồi chức năng và hồi phục. Điều trị bắt đầu ngay sau khi chấn thương. Những giai đoạn sớm của quá trình hồi phục bao gồm thời gian chăm sóc trong bệnh viện và đôi khi cả phẫu thuật.
Những người bị chấn thương tủy sống gặp các nguy cơ nặng nhất trong năm đầu sau chấn thương. Do đó, năm đầu tiên sẽ phải tái khám thường xuyên.
Việc hồi phục chức năng trong vòng 18 tháng sau chấn thương là có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ gặp phải việc mất chức năng vĩnh viễn và điều này đòi hỏi phải được chăm sóc lâu dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh