✴️ Xương mác chân nằm ở đâu? Vì sao xương mác dễ bị gãy?

Theo các chuyên gia cơ xương khớp, xương mác chỉ chiếm 17% trọng lượng cơ thể. Vì là xương phụ nên có thể bỏ 2/3 xương mác cũng không ảnh hưởng tới chức năng chi dưới. Xương mác chân có kích thước nhỏ nên rất dễ bị gãy. Mời độc giả cùng tìm hiểu về xương mác qua bài viết dưới đây nhé.

Menu xem nhanh:

1. Xương mác chân nằm ở đâu?

Xương mác chân là xương dài, nhỏ, nằm ở ngoài cẳng chân và ngoài xương chày. Xương mác chạy song song với xương chày, gắn vào khớp gối và mắt cá chân.

 

2. Cấu tạo của xương mác

Xương mác là đoạn xương dài nối khớp gối và mắt cá chân, đầu xương dẹt gồm 2 đầu:

– Đầu trên: là chỏm xương mác, mặt trong chỏm có diện khớp với xương chày

– Đầu dưới: tạo nên mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong. Mặt trong có diện khớp với xương chày.

Xương mác là xương dài, nhỏ, nằm ở ngoài cẳng chân và ngoài xương chày

Xương mác là xương dài, nhỏ, nằm ở ngoài cẳng chân và ngoài xương chày

 

Thân xương mác hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt, 3 bờ.

– 3 mặt: mặt ngoài ở trên phẳng, ở dưới lõm thành rãnh, mặt trong có 1 mào thẳng, mặt sau lồi và gồ ghề.

– 3 bờ: bờ trước mỏng và sắc, bờ trong ở giữa, bờ ngoài tròn và nhẵn ở dưới.

 

3. Chức năng và nhiệm vụ của xương mác

Xương mác có vai trò giúp ổn định và hỗ trợ cẳng chân, mắt cá và các cơ chân. Vì mỏng và dài, kích thước xương nhỏ nên rất dễ bị gãy. Gãy xương mác có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

 

4. Nguyên nhân gãy xương mác

– Va đập mạnh: nguyên nhân này thường là do tai nạn giao thông, té ngã từ trên cao xuống như thợ xây ngã giàn giáo

– Tuổi tác: gãy xương mác có thể gặp ở người cao tuổi và trẻ em, phụ nữ mãn kinh

– Vận động quá mạnh như chơi các môn thể thao cần sử dụng đôi chân nhiều như trượt ván, trượt tuyết, vận động viên chạy bền…

Va đập do tai nạn giao thông hay tai nạn nghề nghiệp là nguyên nhân gây gãy xương mác

Va đập do tai nạn giao thông hay tai nạn nghề nghiệp là nguyên nhân gây gãy xương mác

 

– Mắc bệnh về xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương cũng gây gãy xương mác.

Khi bị gãy  xương mác, người bệnh có thể bị sốc, đột nhiên đau nhói tại chỗ gãy, không thể vận động chân. Lúc này, cẳng chân bị sưng nề, đau, bầm tím, ngứa nóng hoặc tê chân. Ngoài ra, cảm giác đau khi gãy xương mác còn có thể lan sang các xương lân cận, lan toàn thân.

Khi có biểu hiện như gãy xương hoặc xương gãy trồi ra khỏi da, bạn cần đi cấp cứu ngay để được sơ cứu, điều trị đúng phương pháp.

 

5. Lưu ý khi bị gãy xương mác

Khi bị gãy xương mác đột ngột, người nhà cần tiến hành sơ cứu người bệnh trước khi đưa tới bệnh viện.

5.1. Cách sơ cứu

– Giảm đau toàn thân bằng cách sử dụng thuốc giảm đau đường tiêm hoặc đường uống

– Nẹp xương mác từ 1/3 trên đùi tới gót chân bằng nẹp gỗ hoặc nẹp tre cả 2 mặt trong và ngoài.

5.2. Phương pháp điều trị

Tùy vào độ tuổi, mức độ gãy xương của từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

– Gãy xương hở: xương bị gãy xuyên qua da do chấn thương mạnh như té ngã hoặc tai nạn giao thông. Trường hợp này bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh ngừa nhiễm trùng. Sau đó vết thương được vệ sinh và cố định bằng cách phẫu thuật.

Phẫu thuật hoặc bó bột là phương pháp thường được áp dụng khi gãy xương mác

Phẫu thuật hoặc bó bột là phương pháp thường được áp dụng khi gãy xương mác

 

– Gãy xương kín: xương bị gãy không trồi ra khỏi da. Lúc này các bác sĩ tiến hành đưa xương trở lại vị trí ban đầu, kiểm soát cơn đau và bó bột để chờ xương tự lành.

5.3. Sau điều trị gãy xương mác

Xương mác rất dễ liền chỉ sau 8-10 tuần bó bột. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp các bài tập vật lý trị liệu để hồi phục nhanh chóng khả năng vận động của chi dưới.

– Cử động khớp: Người bệnh nên tập co duỗi khớp từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột, mỗi lần 10 phút, 4-6 lần/ ngày, tránh trường hợp khớp bị bất động lâu gây co cứng, sụn mỏng, hoạt dịch tăng sản mỡ.

– Tập đi: Khi xương chưa liền người bệnh nên dùng nạng tập đi. Giữ dáng đi thẳng, mắt nhìn về phía trước, vai thăng bằng, không tỳ lên chân đau.

– Chườm nóng: Người bệnh có thể chườm nóng nên vị trí đau, tuy nhiên không nên chườm vào vị trí có đinh, nẹp vì có thể khiến chúng nóng lên, gây bỏng.

– Sinh hoạt bình thường: Không nên nằm một chỗ quá lâu. Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày như đi lại, tập ngồi xuống, đứng lên.

– Xoa nắn vùng tổn thương.

– Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là calo và protein, bổ sung thêm vitamin D, caxi và kẽm cho cơ thể.

– Dùng thuốc giảm đau và chống viêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top