✴️ Đo loãng xương như thế nào?

Nội dung

Loãng xương là rối loạn chuyển hóa của xương, tức là khối lượng xương giảm, bị thay đổi vi cấu trúc khiến xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường diễn biến âm thầm chính vì thế cần chủ động đo loãng xương để có biện pháp đối phó kịp thời. Vậy đo loãng xương như thế nào?

Hậu quả của chứng loãng xương

Loãng xương diễn biến âm thầm đến mức khi thấy được biểu hiện lâm sàng, thì cơ thể bị mất trên 30% khối lượng xương và đã có biến chứng như đau cột sống, gù lưng, giảm chiều cao, gãy xương, biến dạng lồng ngực, giảm khả năng vận động …

Loãng xương gây hậu quả mất xương nghiêm trọng

Loãng xương không gây đau cột sống, tuy nhiên, loãng xương làm cột sống suy yếu nên không giữ được vai trò là cột trụ cho cơ thể và dần dần không chịu được bởi những tác động từ bên ngoài nên một chấn thương nhẹ cũng có thể làm gãy xương.

Nếu loãng xương trầm trọng, bệnh nhân có thể bị đau nhiều và đôi khi bị liệt. Một số người bị loãng xương trầm trọng có thể bị thay đổi hình dạng (biến dạng xương và hình dạng cơ thể), ốm đau và giảm tuổi thọ vì bệnh đau hông lưng và chân.

Tại sao bạn nên thực hiện xét nghiệm đo loãng xương?

Các xét nghiệm xương có thể được thực hiện để đo mật độ xương. Từ kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể:

  • Xác định tình trạng xương hay kiểm tra xem bạn có bị loãng xương hay không trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng;
  • Dự đoán và giảm nguy cơ bị gãy xương trong tương lai;
  • Kiểm tra xem liệu các phương pháp chữa trị làm tăng mật độ xương bạn đang tiếp nhận có hiệu quả không;
  • Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị loãng xương đem lại.

Đo loãng xương như thế nào?

Xét nghiệm đo đậm độ xương (DEXA) thường được sử dụng trong chẩn đoán loãng xương. Đây là một xét nghiệm an toàn, không gây đau và thường chỉ mất 5 phút, tùy thuộc vào phần của cơ thể được quét.

DEXA là nghĩa là đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng (dual energy X – ray absorptiometry). Đậm độ hay độ đậm đặc (density) có nghĩa là số vật chất có trong một khoảng không gian nhất định. Mô nào có độ đậm càng cao thì tia X đi xuyên qua mô đó càng thấp. Nhìn chung, đậm độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe.

Những ai nên làm xét nghiệm đo loãng xương?

Dù xương có khả năng tái tạo lại nhưng khả năng này sẽ giảm dần theo độ tuổi và thời gian. Phụ nữ thường có mật độ xương thấp hơn nam giới. Do vậy, tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên được khuyến nghị đi kiểm tra mật độ xương. Tuy nhiên nếu bạn trẻ hơn nhưng có nguy cơ bị gãy xương thì bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm này.

Khám và điều trị loãng xương hiệu quả

Ngoài tuổi tác ra thì sẽ có những dấu hiệu khác cho biết bạn nên thực hiện xét nghiệm đo mật độ xương bao gồm:

  • Kết quả X quang cho thấy cột sống bạn có chỗ bị gãy hoặc thiếu xương;
  • Đau lưng và có nguy cơ gãy đốt sống;
  • Thấp đi khoảng 1 cm hoặc nhiều hơn trong vòng một năm;
  • Chiều cao giảm đi 4 cm.

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy đo loãng xương công nghệ cao cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, bệnh viện là địa chỉ đo loãng xương  an toàn, uy tín chẩn đoán chính xác tình trạng loãng xương và chỉ định điều trị loãng xương hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top