Loãng xương hay còn gọi là xương xốp: Đặc trưng bởi sự giảm cấu trúc của xương do sự sụt giảm khối lượng xương và suy thoái của cấu trúc xương. Sự vững chắc của xương là kết quả của sự cân bằng tinh tế giữa 2 loại tế bào xương là tạo cốt bào – làm cứng xương và hủy cốt bào - hủy xương (chịu trách nhiệm cho sự tái hấp thu xương) và khi hủy cốt bào mạnh hơn tạo cốt bào sẽ làm suy yếu xương.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập các hướng dẫn chẩn đoán sau:
Biến chứng xẹp thân sống
1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau lưng tăng dần có thể sau 1 chấn thương nhẹ hoặc sau bê vật nặng.
- Cơn đau liên quan đến vận động: Đau khi thay đổi tư thế, khi đi lại
- Có thể dẫn đến biến dạng cột sống như gù cột sống
- Ấn cột sống có điểm đau chói, thường liên quan trên hoặc dưới đốt xẹp 2 đốt sống lân cận
- Có thể gặp các triệu chứng nếu có chèn ép thần kinh như đau tê chân, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn, rối loạn cơ tròn …
2. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X quang: Hình ảnh thân đốt sống giảm chiều cao, ngoài ra đánh giá mức độ thoái hóa cột sống, mức độ biến dạng cột sống…
Hình ảnh X quang của gãy xương nén đốt sống:
a) Hình ảnh X quang của xẹp đốt sống hình chêm (mũi tên trắng)
b) Chụp cắt lớp vi tính của xẹp đốt sống 2 mặt lõm (mũi tên đen)
c) Hình ảnh cộng hưởng từ xẹp đốt sống do gãy nén (mũi tên trắng), và gãy xương nén hai mặt (mũi tên đen).
- Chụp cắt lớp vi tính: chỉ định khi cần đánh giá hình ảnh đốt sống chi tiết như mức độ lún, xẹp, mảnh rời ….
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chỉ định khi cần phân biệt xẹp đốt sống do loãng xương và xẹp đốt sống do các nguyên nhân khác như lao, bệnh lý ác tính… .Đồng thời MRI rất hữu ích để đánh giá sự chèn ép thần kinh của đốt sống bị tổn thương. Qua MRI cũng có thể xác định được đốt sống xẹp do loãng xương mới hoặc xẹp cũ.
Xem thêm: Gãy xẹp, lún đốt sống
Tìm hiểu: Đo loãng xương bằng phương pháp Dexa, Dxa
Có thể bạn quan tâm: Thuốc và phương pháp điều trị loãng xương
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh