✴️ Viêm xương chậu ở nữ giới dễ gây biến chứng nguy hiểm

Ai dễ bị viêm xương chậu?

Viêm xương chậu thường gặp ở nữ giới:

  • Đã quan hệ tình dục
  • Người bị viêm âm đạo
  • Đặt vòng tránh thai hoặc từng sảy thai
  • Từng có tiền sử viêm xương chậu

Ngoài ra, những người thường xuyên thụt rửa âm đạo cũng làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn vô tình được đẩy sâu từ âm đạo vào bên trong tử cung và ống dẫn trứng gây bệnh.

Những chị em đã quan hệ tình dục đều có khả năng bị viêm xương chậu

 

Hậu quả do viêm xương chậu

Bệnh viêm xương chậu không có triệu chứng đặc biệt, nó chỉ có các dấu hiệu rất nhỏ như chảy máu sau quan hệ, chảy dịch âm đạo, đau vùng xương chậu, đau thắt lưng, đau khi đi tiểu…

Những triệu chứng này thường bị chị em bỏ qua, không đi khám và phát hiện sớm bệnh. Hậu quả của viêm xương chậu gây ra rất nặng nề:

  • Đau xương chậu mạn tính: khi không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển mạn tính, gây đau đớn, khó chịu.
  • Mang thai ngoài tử cung: những cơn đau xương chậu khiến chị em gặp khó khăn khi giao hợp. Khi trứng đã được thụ tinh cũng khó di chuyển vào bên trong tử cung nên dễ bị mang thai ngoài tử cung.
  • Vô sinh: đây là biến chứng nghiêm trọng khi chị em không điều trị sớm viêm xương chậu.
  • Ung thư cổ tử cung: đau xương chậu cũng liên quan tới ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở giai đoạn muộn.

Viêm xương chậu nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

 

Cách chẩn đoán và điều trị viêm xương chậu

Chẩn đoán viêm xương chậu

Khi có dấu hiệu đau xương chậu, đau vùng chậu, chị em không nên chủ quan, cần tìm đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh lý cá nhân
  • Khám cận lâm sàng: người bệnh được chỉ định siêu âm vùng chậu, chụp X-quang xương chậu để xác định vị trí viêm, nguyên nhân gây bệnh

 

Điều trị viêm xương chậu

Để điều trị viêm xương chậu, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc để giảm đau, chống viêm, cải thiện khả năng vận động của xương vùng chậu.

  • Thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau thuộc nhóm acetaminophen hay floctafenine thường được sử dụng để giảm đau hiệu quả cho người bệnh.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

  • Thuốc kháng sinh: dùng cho các trường hợp viêm xương chậu có kèm theo nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu.
  • Thuốc chống viêm không steroid: thường được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm với liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Thuốc tiêm corticoid: nếu người bệnh viêm xương chậu không kèm theo nhiễm trùng, không đáp ứng các chống viêm không steroid thì có thể được áp dụng tiêm corticoid vào khớp với liều lượng tùy theo mức độ bệnh.

Ngoài dùng thuốc điều trị nội khoa, người bệnh viêm xương chậu cần thực hiện vật lý trị liệu để giảm triệu chứng và cải thiện chức năng xương chậu, ngăn ngừa tái phát.

Khi điều trị nội khoa, kết hợp với vật lý trị liệu, nếu bệnh không giảm, triệu chứng đau ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và có nguy cơ gây biến chứng, chỉ định điều trị ngoại khoa.

Người bệnh viêm xương chậu cần tìm đến các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top