✴️ Nối niệu quản, đài thận

I.  CHỈ ĐỊNH

Những trường hợp hẹp bể thận, niệu quản (NQ) mà không thể nối NQ vào bể thận theo cách thông thường như: bể thận viêm mủn hoại tử, NQ còn lại ngắn không nối tới bể thận được.

 

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

 – Khi còn có thể nối với bể thận thông thường sẽ không thực hiện phương pháp này

 – Chống chỉ định chung của phẫu thuật, người bệnh già yếu, bệnh toàn thân nặng không thể thực hiện phẫu thuật

 

III.  CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

 – Kíp mổ: phẫu thuật viên chính và 2 phụ mổ, điều dưỡng dụng cụ

 – Bác sỹ gây mê và phụ mê

– 1 người dụng cụ chạy ngoài

2.  Người bệnh:

 – Làm bilan trước mổ đánh giá: chức năng thận, tình trạng nhu mô thận có sỏi, mức độ thiếu máu, các bệnh lý toàn thân.

 – Thụt tháo, test kháng sinh trước mổ.

 – Giải thích cho người bệnh và người nhà cách thức mổ, những nguy cơ, biến chứng có thể xảy

3.  Phương tiện:

 – Bộ phẫu thuật tiết niệu mổ mở thận đơn thuần.

 – 2 clam mạch máu cuống thận nửa

4. Thời gian phẫu thuật:

Tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh, người bệnh mổ đi hay mổ lại, số lần mổ lại, thương tổn trong mổ mà thời gian phẫu thuật rất biến đổi, có thể từ 90 phút cho tới 4 – 5 giờ đồng hồ.

 

IV.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế:

 – Thông thường nằm nghiêng 900 về bên tổn thương, độn gối dưới lưng.

 – Có thể nằm ngửa trong 1 số ít trường hợp.

2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê nội khí quản

3.  Kỹ thuật:

 – Rạch da sườn thắt lưng 12 – 15cm tùy trường hợp, có thể cắt xương sườn 12 hoặc không.

 – Tạo khoang ngoài phúc mạc

 – Thông thường người bệnh mổ lại, phải gỡ dính vào NQ, bể thận

 – Hạ toàn bộ thận

 – Bộc lộ NQ dài tối đa

 – Nếu bể thận viêm mủn, mất đoạn NQ hoặc NQ xơ hẹp trên đoạn dài sau khi cắt không nối tới bể thận được dù đã hạ thận thì khâu kín bể thận lại.

 – Tìm vị trí nhu mô thận cực dưới sao cho: thấp nhất, chỗ nhu mô thận giãn mỏng nhất, mở nhu mô 1cm ở vị trí đó.

 – Nếu vị trí mở, nhu mô còn dày chảy máu nhiều thì khâu cầm máu trước hoặc dùng clamp cuống thận cho đỡ chảy máu.

 – Nối NQ với đài thận dưới trên sonde JJ mũi rời.

 – Cố định thận xuống thấp

 – Cầm máu kĩ

 – Dẫn lưu hố thận

 – Đóng bụng

 

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

 1. Theo dõi

 – Chảy máu

 – Dó nước tiểu

 – Hẹp tái phát sau rút JJ

2. Xử trí tai biến

 – Chảy máu: nếu ít điều trị nội khoa, nếu nội khoa không kết quả có thể can thiệp nút mạch hoặc phẫu thuật lại cầm máu.

 – Rò nước niểu: lưu dẫn lưu và JJ lâu ngày thông thường sẽ tự hết. Nếu không hết mổ lại đóng rò.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top