Theo Straistimes, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard đã phân tích dữ liệu từ 4 nghiên cứu lớn, liên quan đến 350.000 người trong 20 năm.
Kết quả cho thấy ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường cao hơn ở người châu Á so với người châu Âu.
Ông Zee Yoong Kang, Giám đốc điều hành của Hội đồng Xúc tiến Y tế (HPB), Singapore cho biết béo phì và đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đường ở phương Tây. Nhưng gạo trắng lại là nguyên nhân khiến người châu Á rất dễ mắc căn bệnh này.
Theo ông Zee, tinh bột trong gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Phần lớn người châu Á ăn cơm và mì, thực phẩm chứa nhiều đường và carbs. Trung bình người Trung Quốc ăn 4 bát cơm/ngày, trong khi với khẩu phần này, người Mỹ và Australia ăn trong 5 tuần.
Thông thường tuyến tụy sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp. Nhưng khi bạn ăn gạo trắng, đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến tụy phải làm việc vất vả hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả. Lượng đường tồn đọng trong máu sẽ gây hại cho thận, dẫn tới bệnh tiểu đường.
Theo ông Zee, nghiên cứu không yêu cầu con người phải ngừng ăn cơm, mà cần chọn một loại gạo lành mạnh hơn. Gạo trắng hạt dài cũng tốt hơn so với loại hạt ngắn trong việc tăng nồng độ đường trong máu.
Ông cũng khuyên mọi người nên thử thay thế 20% loại gạo trắng họ ăn bằng gạo nâu. Điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 16%.
Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết căn bệnh tiểu đường tiêu tốn 1 tỷ USD mỗi năm và cũng là nguyên nhân chính gây mù, suy thận ở đất nước này.
Răng miệng: Bệnh này dễ gây đau nướu răng do đóng vôi, và nhiễm trùng. Miệng lưỡi hay khô và hôi miệng.
Mắt: Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực. Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
Thính lực: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến mất thính giác do gây tổn hại các mạch máu nhỏ ở tai trong.
Thận: Ðường lưu thông cao trong máu lâu ngày sẽ làm hư những mạch máu nhỏ, dẫn đến hư thận.
Thần kinh: Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho các dây thần kinh, ảnh hưởng tới 70% người bị bệnh tiểu đường. Triệu chứng gồm: thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ, chủ yếu xảy ra ở bàn chân, bàn tay.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh