✴️ 9 bí quyết vàng giúp bảo vệ xương khớp

1. Vận động thường xuyên

Thường xuyên vận động sẽ tăng sự dẻo dai cho các khớp, giữ khớp luôn khỏe mạnh. Do đó, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện.

Lưu ý nên tập luyện với cường độ vừa phải với những bài tập phù hợp, tránh vận động quá sức vì khi bạn vận động gắng sức hoặc bị chấn thương, phần sụn ở cuối các khớp có thể bị vỡ, gây nên tình trạng co hẹp không gian hoạt động của khớp và xương sẽ bị cọ xát với nhau, gây đau đớn, tiến triển thành các bệnh ở khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp…

Thường xuyên vận động sẽ tăng sự dẻo dai cho các khớp

Thường xuyên vận động sẽ tăng sự dẻo dai cho các khớp

 

2. Bảo vệ khớp bằng các tư thế thích hợp

Bạn cần nhớ hãy luôn giữ tư thế ngồi và đứng thẳng. Việc duy trì các tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp từ cổ cho tới đầu gối.

Ngoài ra cần thay đổi tư thế thường xuyên, tránh ngồi hoặc đứng, đi lại quá lâu sẽ làm cho các khớp xương đau nhức. Đặc biệt là đối với những người làm việc văn phòng, lái xe, công nhân nhà máy…. Tốt nhất nên đi lại hoặc vận động thư giãn giữa những buổi làm việc để ngăn bệnh xương khớp “ghé thăm”.

 

3. Cẩn thận khi nâng nhấc hoặc mang vác đồ vật

Hãy cân nhắc tới các khớp khi bạn phải nâng hoặc mang vác đồ vật. Việc mang túi xách trên cánh tay tốt hơn là bằng bàn tay của bạn, vì các cơ và các khớp lớn của cánh tay sẽ giúp nâng nhấc trọng lượng dễ dàng hơn.

Không nên cúi gập người mang vác đồ vật hoặc leo lên xuống cầu thang quá nhiều sẽ gây tổn hại tới xương khớp, lâu ngày dễ thoái hóa.

 

4. Bảo vệ cơ thể và các khớp xương

Khi bạn bị chấn thương có thể gây nên tình trạng tổn hại các khớp. Vì thế, bảo vệ các khớp xương trong các hoạt động hàng ngày.

Sử dụng các dụng cụ bảo vệ khớp cũng giúp ngăn chấn thương, va đập gây đau

Sử dụng các dụng cụ bảo vệ khớp cũng giúp ngăn chấn thương, va đập gây đau

Bạn nên trang bị những tấm đệm lót ở khuỷu tay và đầu gối khi tham gia vào các hoạt động có nguy cơ chấn thương cao như trượt băng, đá bóng… Trong trường hợp cảm thấy khớp cổ tay bị đau, cần ổn định khớp bằng cách mang dây đai quanh cổ tay khi chơi tennis hoặc chơi golf…

Đồng thời ngừng các hoạt động nếu thấy xương khớp bị đau bất thường và tới các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra càng sớm càng tốt.

 

5. Sử dụng nước đá để chườm khớp bị đau

Nước đá là một loại thuốc giúp giảm đau khá hiệu quả, nó có tác dụng làm tê các khớp và giúp làm dịu chỗ viêm sưng.

Nếu bạn bị cơn đau khớp dữ dội, hãy dùng một cái khăn tắm bọc nước đá bên trong và chườm quanh các khớp bị đau khoảng chừng 20 phút. Nhưng bạn cần nhớ là đừng bao giờ để đá tiếp xúc trực tiếp với da.

 

6. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý

Cân nặng cũng ảnh hưởng lớn tới cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ở xương khớp. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.

Để duy trì cân nặng lý tưởng, bạn nên áp dụng các bài tập thể dục thể thao và có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng. Lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc giảm cân mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc giảm cân có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận hoặc xương khớp.

Cần duy trì cân nặng ổn định để tránh tạo gánh nặng cho xương khớp dễ mắc bệnh

Cần duy trì cân nặng ổn định để tránh tạo gánh nặng cho xương khớp dễ mắc bệnh

 

7. Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp

Các thực phẩm tốt cho xương khớp phải kể đến là nhóm thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua, các loại rau họ cải, sữa và các chế phẩm từ sữa… Việc bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời giúp khớp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn.

 

8. Uống bổ sung canxi

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc cơ thể thiếu hụt canxi do trong thời gian mang thai, cho con bú hoặc mắc bệnh mạn tính thì bạn cần bổ sung viên uống canxi. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thuốc bổ sung canxi phù hợp.

 

9. Lắng nghe cơ thể và khám bệnh định kỳ

Các bệnh lý ở xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trong đó có lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, chấn thương, tai nạn… Vì thế, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, bạn cũng cần lắng nghe cơ thể và chủ động đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top