✴️ Đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ THANG ĐIỂM GLASGOW

Thang điểm đánh giá người bệnh hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale, viết tắt là GCS) là công cụ đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh một cách lượng hóa. Ban đầu, thang điểm này được thiết lập để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, hiện nay thang điểm Glasgow còn được sử dụng đánh giá người bệnh trong những trường hợp bệnh lý khác. Thang điểm này khá khách quan, đáng tin cậy, có giá trị tiên lượng và rất thuận tiện trong việc theo dõi diễn tiến của người bệnh.

Thang điểm Glasgow

Thang điểm có 3 yếu tố, gồm các đáp ứng bằng mắt, lời nói và vận động.

Sau khi cho điểm chi tiết của mỗi đáp ứng, cộng tổng số điểm của ba loại đáp ứng được theo dõi, kết quả được đánh giá như sau:

Tổng điểm càng thấp, tiên lượng càng nặng.

Nếu bệnh nhân hôn mê được đặt ống nội khí quản và thở máy, không đánh giá được lời nói, điểm hôn mê Glasgow chỉ được tính toán dựa trên hai tiêu chí là mở mắt và đáp ứng vận động.  Như vậy, với bệnh nhân hôn mê có đặt ống nội khí quản thì điểm hôn mê Glasgow cao nhất là 10 (T) và thấp nhất là 2 (T) (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3(T) - Hậu tố “T” có thể được thêm vào sau điểm Glasgow để cho biết bệnh nhân được đặt ống nội khí quản. Hậu tố “T” - là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là Tube (ống). 

Nếu bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm hôn mê Glasgow chỉ được đánh giá dựa trên hai tiêu chí là đáp ứng lời nói và đáp ứng vận động.  Như vậy, với bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm Glasgow cao nhất là 11(C) và thấp nhất là 2(C) (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3(C) - Hậu tố “C” có thể được thêm vào sau điểm Glasgow để cho biết bệnh nhân có cả hai mắt tổn thương không thể mở được; Hậu tố “C” là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là Closed (nhắm mắt). 

Áp dụng thang điểm Glasgow trong khám người bệnh hôn mê/rối loạn ý thức

Thang điểm Glasgow được thiết lập lúc đầu dùng để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, sau đó thang điểm Glasgow được sử dụng để đánh giá trong những trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn ý thức.

Thực hiện đánh giá người bệnh rối loạn ý thức/hôn mê cũng phải tuân thủ theo các bước khám bệnh. Đánh giá ý thức của người bệnh là một phần trong việc thăm khám và nhận định người bệnh của Điều dưỡng. 

Đánh giá ý thức của người bệnh giúp cho nhận định mức độ hôn mê tại thời điểm đánh giá. Kết quả đánh giá ý thức theo thời gian sẽ giúp đánh giá sự tiến triển tốt hay không tốt của người bệnh hôn mê.

 

QUY TRÌNH THỰC HÀNH KHÁM ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ THEO THANG ĐIỂM GLASGOW

 

BẢNG KIỂM THỰC HÀNH KHÁM ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ THEO THANG ĐIỂM GLASGOW

Kết luận: Đánh giá người bệnh hôn mê theo thang điểm Glasgow là một phương pháp đánh giá tình trạng ý thức người bệnh. Giúp cho điều dưỡng, bác sĩ nhận biết mức độ hôn mê của người bệnh tại thời điểm đánh giá. Mức độ hôn mê sẽ diễn biến tốt hơn hoặc xấu đi tuỳ theo tiến triển của người bệnh. Khi thực hiện khám và đánh giá mức độ hôn mê dựa theo thang điểm Glasgow sẽ tiến hành đồng thời với các nội dung thăm khám khác trên người bệnh, từ đó điều dưỡng mới có cơ sở đưa ra nhận định và các chẩn đoán chăm sóc phù hợp.

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế, Điều dưỡng Ngoại tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục 2008.

Web: Yte 123.com/kham-danh-gia-benh-nhan-hon-me-theo-thang-diem-glasgow.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top