✴️ Kỹ thuật tiêm thuốc

MỤC ĐÍCH

Đưa thuốc vào cơ thể qua da để tạo một tác dụng nhanh chóng.

 

CHỈ ĐỊNH

Trong những trường hợp:

Cấp cứu.

Bệnh nặng, cần tác dụng cấp thời.

Người bệnh nôn ói nhiều.

Cần tác dụng tại chỗ.

Thuốc không ngấm qua thành tiêu hóa hoặc thuốc dễ bị huỷ hoại bởi dịch tiêu hóa.

 

NHẬN ĐỊNH NGƯỜI BỆNH

Tuổi: già, trẻ.

Lớp mỡ dưới da dày hay mỏng.

Sự vận động đi lại của người bệnh.

Số lượng và loại thuốc.

Cơ địa có dị ứng?

 

CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH

Đối chiếu đúng người bệnh.

Giải thích cho người bệnh hiểu để hợp tác.

Tư thế người bệnh thích hợp.

Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp.

 

DỌN DẸP DỤNG CỤ

Trả phiếu thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào ô giờ cho lần sau.

Xử lý dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn tiệt khuẩn.

 

GHI HỒ SƠ

Ngày giờ tiêm thuốc.

Tên thuốc, liều lượng, đường tiêm thuốc, vị trí tiêm.

Phản ứng người bệnh (nếu có).

Họ tên người điều dưỡng tiêm thuốc.

 

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn.

Phải cẩn thận và luôn áp dụng 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng.

Khi tiêm phải bơm thuốc thật chậm, đặc biệt là tiêm tĩnh mạch.

Tiêm bắp: tùy theo loại thuốc và số lượng thuốc mà tiêm bắp nông ở cánh tay, tiêm bắp sâu ở đùi và mông.

Sau khi tiêm xong phải cố định kim đúng cách, không dùng tay đậy  nắp kim.

Nên mang găng tay sạch khi tiêm để tránh nhiễm máu từ người bệnh, đặc biệt là tiêm tĩnh mạch.

Khi rút kim ra nên rút theo chiều kim đâm vào để hạn chế tổn thương  mô cơ.

Khi tiêm bắp loại thuốc có nguy cơ kích thích mô dưới da ta nên áp dụng cách tiêm Z tract.

Sau khi tiêm xong không nên massage vùng tiêm, đặc biệt là tiêm heparin hoặc insulin vì có thể gây tổn thương mô.

Loại kim dùng:

Tiêm dưới da:  23-25 G, dài 2-3 cm

Tiêm trong da: 26-27 G, dài 1-1,5 cm

Tiêm tĩnh mạch: 21-23 G, dài 3-4 cm

Tiêm bắp:  21-23 G, dài 4-6cm

Dung lượng thuốc tương ứng với vị trí tiêm bắp

Bảng 66.1. Dung lượng thuốc tương ứng với vị trí tiêm bắp

Vị trí

Dưới 18 tháng

Trẻ trên 6 tuổi

Người lớn

Cơ DeltaC

 

0,5 ml

1 ml

Cơ thẳng đùi C 

0,5 ml

1,5 ml

2 ml

Cơ rộng ngoài đùiC

0,5 ml

1,5 ml

5 ml

Ventrogluteal

0,5 ml

1,5 ml

3 ml

Dorsogluteal

 

1,5 ml

3 ml

Hình 66.1. Mâm dụng cụ tiêm thuốc

Bảng 66.2. Bảng kiểm hướng dẫn kỹ năng rút thuốc ống

STT

Nội dung

Ý nghĩa

Tiêu chuẩn cần đạt

1

Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc lần 1.

Tránh sự nhầm lẫn thuốc.

Sao phiếu thuốc đúng y lệnh từ hồ sơ bệnh án.

Kiểm tra thuốc: tên thuốc, hàm lượng, chất lượng đường dùng, hạn dùng.

2

Rửa tay thường quy (nội khoan). 

Giảm sự lây nhiễm.

Rửa tay sạch các mặt của bàn tay.

3

Sát khuẩn đầu ống thuốc, kiểm tra lần 2.

Hạn chế sự nhiễm khuẩn, an toàn khi dùng thuốc.

Kiểm tra thuốc. 

Sát khuẩn cổ ống thuốc trước khi bẻ. 

4

Dùng gòn khô lau và bẻ ống thuốc.

Tránh làm tổn thương tay, giữ an toàn cho ống thuốc.

Dùng gòn khô che chỡ trọn vẹn cổ ống thuốc trước khi bẻ ống thuốc.

5

Rút thuốc vào bơm tiêm.

Giữ hệ thống bơm tiêm và thuốc được vô khuẩn tuyệt đối.

Tay không chạm thân kim và nòng trong của bơm tiêm khi rút thuốc.

6

Kiểm tra thuốc lần 3, bỏ vỏ ống thuốc.

Tránh sự nhầm lẫn thuốc.

Kiểm tra thuốc. 

Bỏ ống thuốc vào thùng chứa vật bén nhọn.

7

Che thân kim an toàn, đặt bơm tiêm trên phiếu thuốc vào mâm tiêm thuốc an toàn.

Giữ cho bơm và kim tiêm được an toàn và vô khuẩn. Tránh nhầm lẫn thuốc.

Tránh chạm tay vào thân kim, nòng trong của bơm tiêm, đặt ống tiêm ngay trên phiếu thuốc. 

Hình 66.2. Kỹ thuật bẻ ống thuốc

Bảng 66.3. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng rút thuốc lọ

STT

Nội dung

ý nghĩa

Tiêu chuẩn cần đạt

1

Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc lần 1.

Tránh sự nhầm lẫn thuốc.

Sao phiếu thuốc đúng y lệnh từ hồ sơ bệnh án.

Kiểm tra thuốc: tên thuốc, hàm lượng, chất    lượng đường dùng, hạn dùng.

2

Rửa tay thường quy (nội khoan). 

Giảm sự lây nhiễm.

Rửa tay sạch các mặt của bàn tay.

3

Mở nắp lọ thuốc, sát khuẩn nắp lọ (kiểm tra lần 2).

Hạn chế sự nhiễm khuẩn, an toàn khi dùng thuốc.

Kiểm tra thuốc. 

Sát khuẩn nắp lọ trước khi rút thuốc.

4

Rút nước pha tiêm bằng kim pha thuốc.

Giúp hoà tan thuốc trước khi tiêm cho người bệnh.

Kim pha 20-18G.

Rút lượng thuốc pha vừa đủ theo yêu cầu của từng loại thuốc, đường dùng thuốc và liều dùng thuốc.

5

Đâm kim vào giữa lọ, bơm nước cất vào.

Hút khí trả laị, rút kim an toàn, lắc cho thuốc hòa tan.

Giúp pha thuốc an toàn. Giúp quân bình áp lực bên trong và ngoài lọ thuốc.

Lượng khí rút ra bằng lượng dịch đã bơm vào lọ kín, tránh mất thuốc.

6

Bơm khí vào lọ.

Giúp quân bình áp lực bên trong và ngoài lọ thuốc.

Bơm lượng khi vừa đủ bằng lượng thuốc sẽ rút ra.

7

Rút thuốc vào bơm tiêm đủ liều.

Giữ hệ thống bơm tiêm và thuốc được vô khuẩn tuyệt đối.

Tay không chạm thân kim và nòng trong của bơm tiêm khi rút thuốc.

8

Kiểm tra thuốc lần 3, bỏ vỏ lọ thuốc.

Tránh sự nhầm lẫn thuốc.

Kiểm tra thuốc.

Bỏ ống thuốc vào thùng chứa vật bén nhọn.

9

Thay kim tiêm thích hợp.

Hạn chế tổn thương cho người bệnh. 

Thay kim sau phi pha thuốc hạn chế tổn thương do thuốc dính trên thân kim.  

10

Che thân kim an toàn, đặt bơm tiêm trên phiếu thuốc vào mâm tiêm thuốc an toàn.

Giữ cho bơm và kim tiêm được an toàn và vô khuẩn.

Tránh nhầm lẫn thuốc.

Tránh chạm tay vào thân kim, nòng trong của bơm tiêm, đặt ống tiêm ngay trên phiếu thuốc. 

                         

Hình 66.3. Rút thuốc từ trong lọ


Bảng 66.7. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng tiêm trong da

 


Bảng 66.9. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng tiêm bắp

 


Bảng 66.11. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng tiêm dưới da

 


 

Bảng 66.13. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng tiêm tĩnh mạch

 


Hình 66.4. Các dạng thuốc, lấy thuốc lọ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top