✴️ Những nguyên tắc dùng thuốc (Phần 2)

Nội dung

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ 

(kèm theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT, ngày 04 tháng 5 năm 1999)

Triệu chứng

Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi).

Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke.

Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.

Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở.

Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ.

Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.

Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.

Xử trí

Xử trí ngay tại chỗ

Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi).

Cho người bệnh nằm tại chỗ.

Thuốc: adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. Adrenalin dung dịch 1/1.000, ống 1 ml = 1 mg tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:1/2-1 ống ở người lớn.Không quá 0,3 ml ở trẻ em (ống 1 ml (1 mg) + 9 ml nước cất =  10 ml, sau đó tiêm 0,1 ml/kg).Hoặc adrenalin 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. Lại  bình thường. 

Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (nằm nghiêng nếu có nôn).

Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenalin dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

Xử trí tiếp theo: tùy theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến 

Xử trí suy hô hấp

Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch adrenalin 

Các thuốc khác: methylprednisolon 1-2 mg/kg/4giờ hoặc hydrocortison hemisuccinate 5 mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch. 

Điều trị phối hợp.

Uống than hoạt 1 g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa.

Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

Lưu ý:

Điều dưỡng có thể sử dụng adrenalin dưới da theo phác đồ khi y bác sĩ không có mặt.

Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc là cần thiết.

Nhóm thuốc dễ gây dị ứng cần theo dõi sát khi tiêm thuốc

Thuốc kháng sinh. 

Vitamin: B1, B12, vitamin C.

Thuốc kháng viêm non-steroid.

Thuốc gây tê, gây ngủ, giãn cơ.

Nội tiết tố: Insulin, ACTH.

Dịch truyền có protein.

Vaccin và huyết thanh.

Chất cản quang có iod.

 

TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH MŨI TIÊM AN TOÀN

Tiêu chuẩn cấu trúc

Bơm tiêm vô khuẩn.

Kim tiêm vô khuẩn.

Trên xe tiêm có hộp đựng vật sắc nhọn.

Trên xe tiêm có hộp chống sốc đủ cơ số.

Tiêu chuẩn quy trình

Rửa tay/sát khuẩn tay trước khi tiêm.

Không lưu kim pha thuốc trên lọ thuốc.

Xác định đúng vị trí tiêm.

Thân kim tiêm không nhiễm bẩn trước khi tiêm.

Rút nòng kiểm tra trước khi bơm thuốc.

Tiêm thuốc đúng chỉ định (5 đúng).

Không dùng tay đậy lại nắp kim tiêm.

Cô lập kim tiêm nhiễm khuẩn trong hộp cứng.

 

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Nhận định

Các dấu hiệu chủ quan

Các bệnh lý trước đây.

Tiền sử về dị ứng: thuốc, thức ăn, mùi.

Nếu có người điều dưỡng phải ghi rõ vào hồ sơ đặc biệt tên các loại thuốc bị dị ứng.

Cách ăn uống, thói quen hằng ngày để khuyên người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối để tránh tương tác với thuốc sẽ được dùng trên  người bệnh.

Sự nhận thức và hợp tác của người bệnh: đối với những người bệnh có sự hạn chế về nhận thức hay ít hợp tác thì người điều dưỡng phải nhận định rõ tình trạng tri giác để báo bác sĩ quyết định phương pháp dùng thuốc cho người bệnh hiệu quả và an toàn nhất.

Kiến thức về thuốc của người bệnh: kiến thức và sự hiểu biết của người bệnh về thuốc ảnh hưởng đến kết quả điều trị vì người bệnh có hiểu biết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt hơn khi dùng thuốc và giúp việc theo dõi tác dụng hiệu quả hơn.

Đánh giá về trình độ văn hoá của người bệnh để điều dưỡng quyết định sự cần thiết trong việc hướng dẫn cho người bệnh về cách sử dụng thuốc, tác dụng chính, phụ.

Các dấu hiệu khách quan

Đo dấu sinh hiệu, cân nặng. 

Đánh giá tình trạng hiện tại, tri giác của người bệnh: phản xạ nuốt? Có đang đặt sonde nuôi ăn? hay tri giác mê, lơ mơ để chọn phương pháp dùng thuốc hiệu quả và an toàn nhất cho người bệnh.

Chẩn đoán điều dưỡng

Thiếu kiến thức về thuốc do chưa từng có kinh ngiệm trước đây khi  dùng thuốc.

Lo lắng do việc dùng thuốc có ảnh hưởng đến sức khoẻ, kinh tế. 

Người bệnh nuốt khó hoặc không dám nuốt do tổn thương thần kinh hoặc do tổn thương đường hầu họng, hoặc thuốc có vị khó chịu.

Có nguy cơ bị các tai biến khi dùng thuốc, đặc biệt là đường tiêm.

Nguy cơ thuốc không tan do người bệnh được dùng thuốc qua đường tiêm quá nhiều.

Lập kế hoạch và can thiệp điều dưỡng

Yêu cầu chăm sóc

Không có các biến chứng liên quan đến việc dùng thuốc.

Dùng thuốc đạt được hiệu quả cao nhất.

Người bệnh hiểu và hợp tác, tuân thủ theo yêu cầu điều trị.

An toàn trong dùng thuốc cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.

Lập kế hoạch và can thiệp

Nhận định được người bệnh và hiểu rõ tại sao người bệnh được dùng thuốc

Chuẩn bị thuốc dùng cho người bệnh

Kiểm tra thuốc: tên thuốc, liều lượng, hàm lượng, đường dùng, chất lượng, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn của thuốc. Khi chuẩn bị một liều thuốc, điều dưỡng cần phải sao phiếu thuốc chính xác rõ ràng. Nếu y lệnh không đúng hay không thích hợp người điều dưỡng phải hỏi lại bác sĩ trước khi  thực hiện.

Chuẩn bị thuốc: Thuốc uống, thuốc dùng qua niêm mạc, qua da: đếm, đong lường số lượng chính xác.Thuốc tiêm: tính liều lượng chính xác.Điều dưỡng khi chuẩn bị và tính liều thuốc phải chú ý kỹ và tập trung tính toán chính xác tránh sự lầm lẫn 

Chuẩn bị kim và bơm tiêm phù hợp với số lượng thuốc, độ đậm đặc của thuốc, đường tiêm, loại thuốc. Kiểm soát sự vô khuẩn của ống tiêm và kim

Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn khi tiêm thuốc.

Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 6 đúng trong suốt quá trình dùng thuốc.

Dùng thuốc qua niêm mạc miệng không để cho người bệnh nuốt.

Dùng thuốc qua da nên vệ sinh da sạch sẽ và lau khô trước khi dùng.

Khi tiêm thuốc cần phải mang theo hộp thuốc chống sốc.

Khi tiêm bất cứ đường tiêm nào đều không được đâm hết thân kim.

Không được pha trộn các loại thuốc với nhau trong cùng một ống tiêm. Hoặc không được uống chung các loại thuốc với nhau khi không có y lệnh. j. Xác định vị trí tiêm đúng, nên thay đổi vị trí tiêm. 

Theo dõi và lượng giá sự đáp ứng thuốc của người bệnh.

Chọn cỡ kim và chiều dài kim thích hợp.

Kim không dính thuốc trước khi tiêm.

Khi tiêm bắp loại thuốc có nguy cơ kích thích mô dưới da ta nên áp dụng cách tiêm Z tract.

Khi tiêm Heparin không nên rút kim thử máu.

Không nên massage vùng tiêm khi tiêm Heparin hoặc Insulin vì có thể gây tổn thương mô và giảm sự hấp thu.

Chọn vùng tiêm: cơ thả lỏng không gồng cứng. 

Đâm và rút kim cùng 1 góc.

Không nên tiêm lượng thuốc nhiều quá so với vị trí quy định.

Tiêm thuốc từ từ khoảng 10 giây/1ml.

Sau tiêm dùng lực nhẹ ấn lên vùng tiêm.

Giải thích cho người bệnh hiểu về vai trò và tác dụng của thuốc.

Theo dõi tình trạng người bệnh trong và sau khi tiêm.

Ghi hồ sơ: chỉ ghi những loại thuốc do chính tay mình thực hiện: ngày, giờ tiêm thuốc, tên thuốc, liều lượng, phản ứng của người bệnh và tên người điều dưỡng thực hiện. Các phản ứng xãy ra nếu có, nếu không thực hiện được điều dưỡng phải ghi lại lý do tại sao.

Giáo dục y tế cho người bệnh là vai trò rất quan trọng của điều dưỡng. Có một số người bệnh phải dùng thuốc suốt đời như bệnh cao huyết áp, tiểu đường người điều dưỡng cần phải giáo dục cho người bệnh chế độ ăn, sinh hoạt, dùng thuốc tùy loại thuốc để kết quả điều trị tốt hơn và ít gây tai biến hơn cho  người bệnh. 

Hướng dẫn kỹ cho người bệnh những tác dụng chính và phụ của thuốc để họ có thể tự nhân biết những bất thường sớm. 

Thông qua việc giáo dục người bệnh khi sử dụng thuốc, điều dưỡng có thể giáo dục cho người bệnh thay đổi lối sống để có được sức khoẻ tốt nhất. 

Nếu tình trạng bệnh yêu cầu phải được tiêm thuốc mỗi ngày thì điều dưỡng có thể hường dẫn kỹ lưỡng cách tiêm để người bệnh có thể tự tiêm cho họ khi ở nhà.

Tất cả các người bệnh đều được hướng dẫn cơ bản về các vấn đề an toàn trong dùng thuốc:

Thuốc phải có nhãn rõ ràng, còn nguyên vẹn.

Không dùng thuốc quá hạn.

Phải dùng hết thuốc theo y lệnh không được tự ý ngưng nữa chừng.

Bảo quản cất giữ thuốc ở vị trí an toàn tránh xa tầm tay trẻ em.

Nếu thuốc được yêu cầu bảo quản lạnh, để thuốc vào tủ lạnh ngăn mát. 

Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có y lệnh của bác sĩ.

Đọc nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kỹ lưỡng. 

Lượng giá

Theo dõi và đánh giá việc đáp ứng của người bệnh với thuốc.

Đánh giá việc sử dụng thuốc an toàn: các dấu hiệu và triệu chứng của các tai biến do dùng thuốc: bầm vùng tiêm, đau, sốt.

Đánh giá hiệu quả của thuốc: theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng xem có tiến triển không?

Người bệnh có hiểu biết, an tâm và tuân thủ theo yêu cầu của điều  trị không? 

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top