Những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra khi tự truyền dịch tại nhà đó là:
Truyền dịch đúng chỉ định, đúng kỹ thuật cũng có thể gặp phải một số tai biến sau:
Chính vì những lý do trên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà, kể cả truyền dịch hoa quả (dịch truyền bù vitamin). Việc truyền dịch cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám, được thực hiện bởi nhân viên y tế đã được đào tạo bài bản và phải tiến hành tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu để có thể xử lý kịp thời khi có tai biến xảy ra.
Truyền dịch là một biện pháp tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, đưa những chất có lợi vào cơ thể qua đường máu để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hoặc để phục hồi cơ thể,.... Trên thực tế, việc truyền dịch rất cần thiết, trong nhiều trường hợp truyền dịch còn là biện pháp cấp cứu quan trọng, giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Tuy nhiên việc truyền dịch không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ là cắm kim truyền rồi chờ cho dịch chảy hết.
Để bệnh nhân được truyền dịch, bác sĩ cần thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó lựa chọn loại dịch truyền, số lượng dịch truyền trong ngày, thời gian truyền và tốc độ truyền thích hợp với từng bệnh nhân. Sau khi có chỉ định của bác sĩ, các điều dưỡng đã được đào tạo sẽ tiền thành truyền dịch. Việc truyền dịch cần phải thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu, để có thể xử lý kịp thời nếu xảy ra hiện tượng sốc phản vệ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh