Uống sữa đậu nành không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là những kiêng kị uống sữa đậu nành mà bạn cần lưu ý.
Sữa đậu nành là thực phẩm có hàm lượng protein cao gấp 3 lần các loại thịt; giàu canxi, sắt, các nguyên tố vi lượng, axit béo không bão hòa… là các chất giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch…
Trong sữa đậu nành sống có chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành bị “sôi giả” có nghĩa khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt, khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Do đó, khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.
Một số người cho rằng uống sữa đậu nành với trứng gà có thể tăng thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược, bởi lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, và làm mất đi chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành. Do đó, trứng là một trong những kiêng kị uống sữa đậu nành cần nhớ.
Trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic , axit axetic… khi kết hợp các chất protein, can-xi sẽ tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu của hệ tiêu hóa.
Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Để giữ ấm sữa, một số người có thói quen lưu trữ trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 – 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.
Khi uống sữa đậu nành lúc đói, các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể, mà không phát huy được tác dụng của sữa. Bạn nên ăn một số thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa như bánh mì, bánh ngọt… Dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn.
Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/lần. Nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
Trong trường hợp bị nhức đầu, tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo thành chất kết tủa không tan là canxi oxalat trong dạ dày.
Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm canxi, protein… Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi kết những chất này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến việc hình thành những kết tủa không tan trong dạ dày của bạn.
Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống vào sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài… Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh