Chi Livistona R. Br. hiện đã biết ở Việt Nam 4 loài, trong đó có loài cọ xẻ kể trên. Cọ xẻ được trồng rải rác tại một số tỉnh miền núi thấp và trung du phía bắc như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Thanh Hoá và Nghệ An. Tuy vậy hiện không biết rõ về nguồn gốc, bởi loài cây này cũng thấy mọc tự nhiên và được trồng lâu đời ở nước ta. Trên thế giới, cọ xẻ cũng có ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Cọ xẻ là ây ưa sáng, có thể sống được trên nhiều loại đất. Tại các địa phương kể trên, thấy cây trồng ở vườn, nương rẫy và thậm chí ở các bờ ruộng nước cây vẫn sinh trưởng phát triển được.
Bộ phận dùng:
Hạt, rễ và lá.
Hạt chứa các triglycerid [CA, 1970; Trung Dược đại từ điển, 1997].
Đầu năm 2011, Giang Thị Kim Liên và cs đã phân lập được 4 hợp chất gồm Tricin, salicin, stigmasterol glucosid và sacharose.
Maure. M. (Brasil) đã phân lập và xác định cầu trúc một betarylan (polysacharid) có nhiều nhóm chế từ nhựa quả.
Tao Yuan và cs đã phân lập và xác định cấu trúc 14 hợp chất trong quả bao gồm bằng 2 depsidon, một benzopuran 3 stilben, 4 steroid, 3 flavan – 3 – ol và 1 alcaloid.
Cao chiết bằng nước nóng quá khứ của cây cọ xẻ đã được sử dụng trong y học dân gian nam Trung Quốc để điều trị các loại u khác nhau.
Những nghiên cứu in vitro cho thấy, cao chiết bằng ethanol và cao chiết bằng nước nóng của cọ xẻ ức chế sự phát triển dòng tế bào HL – 60 (HL – 60 là dòng tế bào bạch cầu của người mắc bệnh đa bạch cầu tiền tỷ bảo cấp: acute promyelocytic leukaemia) với nồng độ tối thiểu ức chế 50% (IC50) của mỗi cao đểu là 1/50 (20 mg/ml) (Cheung et al., 2005).
Cao ethanol có tác dụng gây biệt hoá dòng tế bào HL – 60 thành tế bào hạt. Ở nồng độ 1/100 (10 mg/ml) và 1/200 (5 mg/ml), số tế bào HL – 60 chuyển thành bạch cầu đơn nhân và đại thực. Ngược lại, cao chiết nước nóng lại không có khả năng gây biệt hoá có ý nghĩa dòng tế bào HL – 60 (Cheung et al., 2005).
Hoạt chất trong cọ xẻ có hoạt tính ức chế u và ức chế protein – kinase là do ức chế yếu tố phát triển biểu mô thông qua việc làm thay đổi thụ thể EGFR. Sự phong bế chức năng của thụ thể EGFR có thể là cơ chế tác dụng chống u của hoạt chất trong cọ xẻ.
Đã xác định được cao lá cọ xẻ có LD50 là 750 mg/kg ở chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc.
Hạt cọ xẻ được dùng chữa ung thư mũi, họng, thực quản, bệnh đa bạch cầu (leukemia). Dùng cả hạt sắc kỹ 6 – 10g rồi uống hoặc 30 – 60g nung tồn tính rồi sắc uống.
Rễ được dùng để trị hen suyễn và làm dịu đau.
Lá được dùng trị chảy máu tử cung, ngày dùng 15 – 30g cả lá, cả cuống lá, chặt nhỏ, sao đen tồn tính rồi sắc với nước uống.
Quả cọ xẻ nếu đun nước sôi thì thịt quả sần cứng, không ăn được. Để có thể ăn được, lấy nước nóng già (khoảng 70°C) cho quả cọ vào, đậy nắp, ngâm như vậy độ nửa giờ, rồi vớt ra ăn (như cách chân quả trám) ngon và bùi. Cũng có thể muối ăn dẫn như quả cà.
Chữa ung thư họng, thanh quản, thực quản:
Hạt cỏ xẻ 60g sắc kỹ (2 giờ) uống, ngày một thang chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Thường thêm 30 – 90g thịt lợn nạc, cũng nấu kỹ khoảng 2 giờ, rồi ăn như thực phẩm ngày 1 lần, uống cả nước. Có thể dùng cùi quả cọ xẻ 40g, nấu với 40g thịt lợn nạc rồi ăn.
Chú ý là hoạt chất có nhiều nhất là ở vỏ hạt [Chang. 1992 733]
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh