12 phương pháp hỗ trợ giai đoạn ốm nghén

Nội dung

Cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, ói mửa trong suốt thời gian mang thai và không biết làm thế nào để chấm dứt hoặc hạn chế được những triệu chứng này? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin về nguyên nhân và cách điều trị những triệu chứng trên.

 

1. Uống trước khi ăn

Một dạ dày chứa quá nhiều thức ăn có thể gây buồn nôn. Vì vậy hãy cố gắng uống nước ít nhất 30 phút trước khi ăn và giới hạn số lượng đồ uống trong bữa ăn để bạn có đủ dạ dày cho thức ăn. Đừng quên uống nhiều trong suốt thời gian còn lại trong ngày vì việc cung cấp đủ nước trong quá trình mang thai là vô cùng quan trọng.

 

 

2. Chia nhỏ các bữa ăn

Một dạ dày trống rỗng sẽ làm cho những cơn buồn nôn tệ hại hơn. Hãy ăn các bữa ăn chia nhỏ trong ngày để dạ dày của bạn luôn có một lượng thức ăn bên trong, giữ đường huyết ổn định.

 

3. Chuẩn bị đồ ăn nguội

Mùi thức ăn nhiều lúc có thể đem lại cơn buồn nôn. Vì vậy bạn có thể thích ăn các đồ ăn nguội cho đến khi cơn nghén qua đi. Việc chuẩn bị những đồ ăn này tương đối dễ dàng, không mất nhiều thời gian và công sức của các bà mẹ.

 

4. Tăng cường protein và vitamin B6

Ăn các loại thực phẩm giàu protein đơn giản, giàu vitamin B6 chẳng hạn như các loại hạt. Đừng để cơ thể ăn quá nhiều các thực phẩm béo, cay, giàu axít hoặc đồ chiên rán bởi chúng có thể gây buồn nôn cho bạn.

 

5. Dùng thử gừng

Tiêu thụ gừng điều độ có thể giải quyết những cơn buồn nôn trong dạ dày của bạn. Pha trà gừng bằng cách gọt sạch vỏ, thái lát nhỏ bỏ vào cốc nước sôi. Tiện lợi hơn bạn có thể thử xiro gừng hoặc kẹo gừng. Các dạng viên nang hoặc viên nén gừng cũng có sẵn, hãy tìm hiểu và hỏi ý kiến các chuyên gia để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

 

6. Ăn sáng trên giường

Ra khỏi giường với một chiếc dạ dày rỗng có thể gây ra các cơn ốm nghén. Hãy yêu cầu chồng hoặc một ai đó giúp đỡ mang cho bạn một món ăn nhẹ (chẳng hạn như bánh mì nướng, bánh quy…) và ăn chúng trước khi từ từ rời khỏi giường.

 

7. Viết nhật ký ốm nghén

Theo dõi thời gian trong ngày khi thời điểm ốm nghén xảy ra và lúc bạn cảm thấy tốt nhất trong ngáy. Điều này sẽ giúp bạn xác định được thời gian tốt nhất cho ăn uống và sinh hoạt.

 

8. Dành thời gian cung cấp vitamin

Dùng các vitamin trong gia đoạn mang thai với các thực phẩm tốt trước khi đi ngủ có thể ngăn ngừa những cơn ốm nghén của bạn.

 

9. Nghỉ ngơi nhiều

Căng thẳng và mệt mỏi có thể làm cho những cơn ốm nghén nặng nề hơn. Hãy nghỉ ngơi thật nhiệt và thư giãn khi bạn có thể.

 

10. Thử một liệu pháp thay thế

Châm cứu, bấm huyệt và liệu pháp hương liệu có thể giúp bạn đối phó với ốm nghén. Hãy tìm một nhà trị liệu đủ điều kiện và kinh nghiệm để hướng dẫn bạn trong suốt giai đoạn mang thai.

 

11. Nói chuyện với bạn bè

Ốm nghén, đặc biệt là việc phát triển tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ có thể đem lại cho bạn vô vùng nhiều lo lắng, lấy hết đi niềm vui với suy nghĩ có con. Đôi khi việc chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với bạn bè thân thiết có thể giúp bạn có thêm động lực và sự cảm thông, hỗ trợ từ bên ngoài.

 

12. Thử mùi từ cam, quýt

Hương thơm của cam, chanh có thể làm cơn buồn nôn của bạn giảm đi rất nhiều. Hãy cho thêm một lát chanh vào ly nước mà bạn sử dụng để dễ dàng uống.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp 

return to top