8 loại đường thay thế tự nhiên tốt cho sức khỏe

Đối với các bữa ăn hiện đại, đường được coi là thành phần “có hại” nhất trong thực phẩm. Nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng bạn nên nhớ rằng, đường chính là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý cho cơ thể như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…

Theo các nhà khoa học, chúng ta hiện nay đang sử dụng quá nhiều đường trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cách để tăng độ ngọt cho thực phẩm mà không cần phải thêm đường. Dưới đây là 8 sản phẩm thay thế:

  1. Cỏ ngọt

Cỏ ngọt là một loại cây chứa đường tự nhiên, và loại đường này không chứa calo – không gây tăng cân khi sử dụng. Theo các chuyên gia, nghiên cứu đã cho thấy sử dụng cây cỏ ngọt không cho thấy bất cứ tác dụng bất lợi nào tới sức khỏe. Không những vậy, cây cỏ ngọt còn cho thấy những lợi ích cho sức khỏe khi sử dụng. Theo đó, chất ngọt stevioside có trong cây cỏ ngọt có thể làm giảm áp lực máu từ 6-14%. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng làm hạ đường huyết và mức insulin trong máu, hỗ trợ tốt cho người mắc tiểu đường. Do vậy, nếu bạn muốn tăng độ ngọt cho một món ăn, thực phẩm nào đó thì đường của cây cỏ ngọt sẽ là một sự lựa chọn rất an toàn và lành mạnh.

 

  1. Xylitol

Xylitol là một loại đường rượu – có độ ngọt tương tự như đường trắng cơ bản. Loại đường này có nhiều trong ngô, cây gỗ bạch dương và rất nhiều hoa quả, rau củ.

Đường xylitol chứa 2,4 calo/1 gam – ít hơn 40% lượng calo so với đường thường. Đồng thời, loại đường này cũng không ảnh hưởng tới việc tăng đường huyết hay mức insulin trong máu.

Những lợi ích của đường xylitol mang lại là rất nhiều. Theo đó, đường xylitol được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ sâu răng và các bệnh về răng. Đồng thời, đường xylitol giúp cơ thể tăng hấp thu canxi, giúp tăng mật độ xương và cho xương chắc khỏe.

Một trong những mặt trái có hại của đường xylitol chính là do chúng có hàm lượng fructose cao. Tuy vậy, nếu bạn sử dụng các loại đường xylitol không chứa fructose, bạn sẽ tránh không gặp phải các tác hại này. Bạn cũng không nên sử dụng chúng quá nhiều mặc dù loại đường này được dung nạp rất tốt, vì chúng có thể gây một số vấn đề như tiêu chảy, đầy hơi…

 

  1. Erythritol

Tương tự như xylitol, loại đường này cũng là đường rượu nhưng chúng có chứa rất ít calo. Theo đó, 1 gam đường erythritol chỉ chứa 0,24 calo – bằng 6% lượng calo so với đường thường. Đặc biệt, loại đường này cho vị rất giống đường thường, nên việc sử dụng và phối hợp rất dễ dàng.

Loại đường này được hấp thu trực tiếp vào máu và được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu ngay vì cơ thể chúng ta không có enzyme để phân giải chúng. Vì thế, chúng cho thấy ít tác hại hơn so với đường thông thường. Theo các nhà khoa học, đường erythritol không gây tăng đường huyết, insuline, cholesterol hay nồng độ triglycerid của cơ thể. Nó an toàn cho cơ thể và cũng được dung nạp tốt khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều, nó có thể dẫn tới một vài vấn đề về đường tiêu hóa. Lời khuyên đưa ra là bạn nên sử dụng ít hơn 2 gam/kg cơ thể.

 

  1. Si-rô Yacon

Si-rô Yacon được chiết xuất từ cây Yacon – một loại trái cây trông giống như một củ khoai tây nhưng có vị giống như táo. Chúng có vị ngọt, có màu sẫm và đặt sệt tương tự như mật mía.

Theo các chuyên gia, sử dụng si-ro Yacon có thể có ích cho giảm cân. Theo đó, si-rô Yacon chứa 40-50% fructo-oligo saccaride – một chất ngọt đặc biệt mà bản thân cơ thể chúng ta không tiêu hóa được. Vì vậy, chúng cũng sẽ cung cấp lượng calo thấp hơn so với đường thông thường: 1,3 calo/1 gam. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất ngọt này có khả năng làm giảm lượng hormone “đói” Ghrelin – có thể giúp làm giảm tình trạng thèm ăn và giúp bạn ăn ít hơn. Điều này rất có lợi cho những người đang có mong muốn giảm cân. Ngoài ra, loại si-rô này còn cho thấy tác dụng làm giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường các chức năng của não bộ. Chúng cũng rất an toàn trong sử dụng, tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng quá mức vì chúng có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy hay khó chịu hệ tiêu hóa. Bạn nên sử dụng chúng với trà, cà phê hay thêm vào món salad hay bột yến mạch.

Ngoài ra cũng có rất nhiều loại đường từ hoa quả tự nhiên tốt cho sức khỏe và bạn có thể sử dụng thay thế cho đường thông thường. Có thể kể đến như: đường dừa, mật ong, mật mía, si-rô lá phong,…

 

  1. Đường dừa

Đường từ trái dừa có chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, photpho và chứa các chất chống oxi hóa. Nó cũng có chỉ số đường huyết thấp và sẽ thích hợp với lượng insulin của cơ thể cho những người mắc tiểu đường.

Tuy vậy, đường từ dừa lại chứa năng lượng rất cao, ngang với mức năng lượng của đường thông thường. Nó cũng chứa nhiều fructose, do vậy các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng vừa phải và tham khảo ý kiến chuyên gia.

 

  1. Mật ong

Mật ong là thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như rất phong phú các chất chống oxi hóa. Việc sử dụng mật ong giúp tăng hàm lượng chất chống oxi hóa trong máu và dẫn đến làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh. Không những vậy, mật ong còn cải thiện các triệu chứng nếu bạn mắc bệnh. Theo một nghiên cứu, mật ong cho thấy khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceried trong máu của người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu khác còn cho thấy mật ong có tác dụng giảm lượng protein phản ứng C (CRP), giúp giảm quá trình viêm cho cơ thể. Cuối cùng, mật ong cho thấy ít gây hại hơn trong ảnh hưởng đến đường huyết và chuyển hóa của cơ thể so với đường thông thường.

 

  1. Si-rô lá phong

Si-rô lá phong chứa một lượng phong phú các chất khoáng, bao gồm canxi, kali, sắt, kẽm và mangan. Nó cũng chứa ít nhất 24 loại chất chống oxi hóa khác nhau. Theo nghiên cứu, loại si-rô này còn có thể có tác dụng chống ung thư, tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.

Tuy nhiên, si-rô lá phong cũng chứa một lượng lớn đường. Mặc dù chỉ số đường huyết của loại si-rô này thấp, song không có nghĩa là sử dụng nó không làm tăng đường huyết của cơ thể. Tương tự như mật ong và đường từ dừa, chúng tốt hơn so với đường thông thường song bạn nên sử dụng chúng một cách vừa phải.

 

  1. Mật mía

Mật mía có dạng sánh, màu nâu, và có vị ngọt. Nó được tạo nên từ việc đun sôi đường mía hoặc nước ép củ cải đường. Mật mía có chứa các vitamin và khoáng chất, và các chất chống oxi hóa. Đặc biệt, lượng chất chống oxi hóa trong mật mía còn cao hơn cả trong mật ong và si-rô lá phong. Đồng thời, hàm lượng kali và canxi trong mật mía cũng rất cao, và chúng rất tốt cho xương và tim mạch.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng mật mía vì chúng có khả năng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu nhưng bản chất vẫn là đường và cần tránh sử dụng quá mức.

 

Tổng kết

Sử dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến các bệnh lý cho cơ thể, bao gồm béo phì, tiểu đường, bệnh lý tim mạch và ung thư. Sử dụng các loại đường thay thế có thể là một sự lựa chọn hợp lý cho các bữa ăn hàng ngày của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top