✴️ Chi tiết quy trình mổ rò hậu môn cần biết

Nội dung

Rò hậu môn phải phải phẫu thuật bịt đường rò mới có thể điều trị dứt điểm. Vậy quy trình mổ rò hậu môn diễn ra như thế nào, mời bạn đọc theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây:

1. Chi tiết quy trình mổ rò hậu môn

Thông thường, một cuộc phẫu thuật điều trị bệnh lý rò hậu môn sẽ diễn ra theo trình tự sau:

– Thăm khám với các bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh lý và tư vấn cách chữa trị phù hợp. Tại đây, tùy vào tình hình các đường rò của cơ thể người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau.

– Sau khi thăm khám và quyết định phương pháp mổ (ở mổ rò hậu môn, tùy vào mức độ rò khác nhau mà sẽ có cách can thiệp khác nhau), bệnh nhân sẽ được sắp xếp lịch mổ.

– Thực hiện một số xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như siêu âm, chụp CT, chụp MRI… để có thể đánh giá chính xác tình hình sức khỏe hiện tại cũng như xem xét kỹ hình ảnh, ngóc ngách các đường rò trước khi phẫu thuật

– Bệnh nhân bước vào ca phẫu thuật. Ca mổ sẽ được thực hiện trong phòng mổ vô khuẩn một chiều để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các rủi ro.

– Tiến hành phẫu thuật: bác sĩ sẽ khéo léo tiếp cận chính xác khu vực rò để lấy hết tổ chức xơ và phá huỷ đường rò từ bên trong, song song với đó  cũng kết hợp nạo sạch mủ trong lỗ rò, phá hết ngóc ngách của đường rò, đồng thời chặn đứng nguy cơ có thể xảy ra rò tiếp theo. Phần nào đã hoại tử vì mủ xâm chiếm trước đó sẽ được cắt bỏ và cuối cùng là đóng kín lỗ rò bên trong lại.

– Kết thúc ca mổ, người bệnh sẽ được chuyển về phòng hậu phẫu để theo dõi và chăm sóc.

– Bệnh nhân sau phẫu thuật nếu có tiến triển tốt, vết thương mau lành, sức khỏe ổn sẽ được đánh giá lại tình trạng để xuất viện

Trên đây là các quy trình sẽ diễn ra khi người bệnh có chỉ định mổ rò hậu môn.  Ngoài ra, người bệnh cần chú ý thêm một số thông tin sau:

1.1. Trước ca phẫu thuật:

Trước phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ dặn dò kỹ lưỡng về chế độ ăn uống để đảm bảo ca mổ diễn ra thuận lợi nhất. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định  nhịn ăn tuyệt đối khoảng 6 tiếng trước mổ. Đối với rò hậu môn, vì vị trí phẫu thuật nằm ở khu vực hậu môn – trực tràng nên 1 tiếng trước mổ, người bệnh hầu như sẽ được sử dụng thuốc sổ để nhằm làm rỗng ruột già, tạo môi trường vô khuẩn trong phẫu thuật.

1.2. Sau ca phẫu thuật:

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ có những lưu ý, hướng dẫn cụ thể về những thực phẩm nên và không nên ăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được khuyến cáo không nên vận động mạnh, chưa nên chơi thể thao hoặc tập các bài tập có tính chất sử dụng lực, có thể gây áp lực tới vùng hậu môn – trực tràng làm rách các lỗ rò vừa lành.

Xem quy trình mổ rò hậu môn để có sự chuẩn bị.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò rất lớn trong việc tránh tái phát rò hậu môn.

 

2. Một vài lưu ý sau mổ rò hậu môn

Sau phẫu thuật rò hậu môn bệnh nhân cần cực kỳ lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc. Bởi vì nếu việc chăm sóc vết mổ không đúng cách kết hợp chế độ ăn uống không phù hợp sẽ khiến vết mổ lâu lành, còn gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những điều lưu ý về chế độ ăn uống và chăm sóc.

2.1. Chế độ ăn uống:

– Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin và chất xơ để vết thương chóng hồi phục như: Các loại rau củ tươi, trái cây nhuận tràng làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Cũng có thể dùng các loại thuốc nhuận tràng nhưng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Bệnh nhân cần cung cấp đủ nước để quá trình trao đổi chất được hoạt động bình thường. Ngoài ra còn ngăn chặn hiện tượng táo bón. Có thể sử dụng nước ép hoa quả nguyên chất.

– Sử dụng những loại thực phẩm giàu protein như đậu, thịt…

– Giảm bớt muối trong các món ăn, nên ăn nhạt và ăn chín.

– Không sử dụng thức ăn cay nóng, gia vị không tốt cho sức khỏe, dầu mỡ chiên rán hay chất kích thích.

– Những loại thịt không nên ăn đó là thịt cừu, hải sản…

2.2. Cách chăm sóc và vệ sinh vết mổ:

– Sau khi trở về nhà, bệnh nhân nên chăm sóc vùng hậu môn bằng cách ngâm hậu môn bằng nước ấm, kết hợp Povidone nồng độ thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Việc ngâm hậu môn sẽ làm khử trùng vết thương, giảm đau mau lành hơn. Vết mổ nên được để mở, không băng kín. Nên sử dụng quần rộng rãi, thoáng và không nên dùng quần lót.

– Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là chú ý sau khi đi đại tiện.

– Băng gạc cần được thay thường xuyên vì vết thương có thể chảy dịch khiến gạc ướt và bẩn. Nếu để lâu, đây sẽ là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.

2.3 Tập luyện với chế độ sinh hoạt lành mạnh:

Sau quy trình mổ rò hậu môn, người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt để nhanh phục hồi, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Tập luyện thể dục nhẹ nhàng rất có lợi cho rò hậu môn nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung

– Một số thói quen cần thay đổi đó là không nên tắm bồn, hãy tắm bằng vòi hoa sen để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

– Người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng, không ngồi lâu một chỗ, không đứng quá nhiều. Các vết rò sẽ nhanh khỏi nếu không có các tác động quá mạnh.

– Chú ý khi đi vệ sinh, không được rặn quá mạnh, ngồi quá lâu vì sẽ khiến vùng hậu môn bị ảnh hưởng, vết thương bị nứt.

– Chú ý thăm khám để hiểu rõ tình trạng vết thương của mình.

Với những thông tin trên đây, các bạn đã nắm được quy trình mổ rò hậu môn và những lưu ý cần thiết trước cũng như sau khi mổ. Cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh sẽ dai dẳng mãi không khỏi. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chữa trị kịp thời nếu có bất cứ dấu hiệu nào gây khó chịu ở vùng hậu môn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top