✴️ Ăn gì khi bị thiếu máu do thiếu sắt

Cơ chế hấp thụ

Có hai loại sắt khác nhau: heme iron và non-heme iron. Thịt đỏ là một nguồn giàu heme iron. Sắt non-heme được tìm thấy trong thực vật. Cần có đủ lượng sắt của cả hai loại trên để cơ thể hấp thụ heme iron dễ dàng hơn.

Các thực phẩm giàu chất sắt cũng như những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt bao gồm vitamin C, vitamin B12 và axit folic, giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt.

Chế độ ăn có thể giúp điều chỉnh tình trạng thiếu sắt nhẹ, nhưng nếu trường hợp nặng hơn có thể cần phải bổ sung sắt bằng đường uống. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án bổ sưng sắt phù hợp nhất.

                                     ăn gì khi bị thiếu máu do thiếu sắt

Thời gian điều trị

Thiếu máu có thể xảy ra trong một thời gian ngắn nếu cơ thể bị căng thẳng do bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt đồng thời sử dụng thực phẩm bổ sung. Đến khi các chỉ số trở lại bình thường, có thể không phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt hoặc tiếp tục bổ sung sắt. Tuy nhiên, nếu tiên lượng bạn có nguy cơ bị thiếu máu trở lại, Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn duy trì chế độ ăn uống của bạn hoặc tiếp tục bổ sung ngay cả khi mức độ sắt của bạn được cải thiện.

Trường hợp thiếu máu mãn tính, bạn phải thay đổi chế độ ăn vĩnh viễn để duy trì mức độ chất sắt. Khuyến cáo nên ăn thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu…) một vài lần một tuần hoặc bổ sung sắt uống mỗi ngày.

Nên ăn gì

Sắt có trong một số thực phẩm, chẳng hạn như thịt đỏ, một số loại rau củ. Có thể chọn các thực phẩm giàu chất sắt tự nhiên cũng như các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt.

  • Trái cây và rau quả: Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, củ cải và cải xoăn là nguồn cung cấp tự nhiên của non-heme iron, đậu Hà Lan, đậu chuỗi, khoai lang, quả sung, chà là và nho khô là một nguồn chất sắt tốt. Ngoài ra, một số tùy chọn khác như cam quýt có nhiều vitamin C giúp giảm bớt tác động tiêu cực của các hợp chất phytates làm giảm hấp thu sắt.

  • Các loại ngũ cốc, Sữa: Các sản phẩm từ sữa sau khi được chế biến được bổ sung thêm sắt. Chế độ ăn nhiều canxi có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. 

  • Đạm: Thịt (đặc biệt là thịt bò, thịt bê và gan) có thể cung cấp heme iron trong chế độ ăn uống của bạn. Nhiều loại hải sản và động vật có vỏ là nguồn cung cấp chất sắt tốt, đặc biệt là hàu, cá ngừ và cá mòi.Đậu nành và đậu phụ có thể là nguồn protein giàu chất sắt cho chế độ ăn uống từ thực vật.

  • Tráng miệng: mật ong, sô cô la đen, trái cây khô, nho khô hoặc các loại hạt cũng có thể thêm một chút sắt.

  • Đồ uống: Cà phê, trà và rượu chứa polyphenol, có thể ức chế sự hấp thụ sắt. Tốt nhất nên  hạn chế tối đa việc uống những đồ uống này, hoặc ít nhất là tránh uống những đồ uống này với một bữa ăn giàu chất sắt.

Kết luận

Nếu lựa chọn nhiều thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống của mình, có thể lựa chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Rau xanh không chỉ là một nguồn giàu chất sắt, mà chúng còn chứa nhiều vitamin K và A, kali và chất xơ.

Thịt đỏ là một nguồn giàu chất sắt và protein, nhưng cũng chưa lượng cholesterol cao. Thịt bò nạc có thể là một lựa chọn tốt cho chế độ ăn thiếu máu. Tuy nhiên nên chọn cách chế biến ít chất béo và ít mặt sẽ giúp tình trạng sức khỏe trở nên tốt hơn.

Xem thêm: Khi nào cần bổ sung sắt cho cả mẹ và bé

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top