✴️ Phân loại ngũ du huyệt

KHÁI NIỆM

Huyệt ngũ du là 5 huyệt du từ khuỷu tay và gối trở xuống đến ngón chi, y học cổ truyền cho rằng kinh khí vận hành trong kinh lạc như dòng nước chảy, chỗ đi xa là tỉnh, trôi chảy là huỳnh, dồn lại là du, đi qua là kinh, nhập vào là hợp.

 

VỊ TRÍ TÊN GỌI

Tỉnh (như cái giếng), huỳnh (là dòng chảy), du (dồn tới nơi sâu hơn), kinh (là xuyên qua), hợp (là dồn lại đi sâu vào tạng phủ). Khích huyệt phần nhiều dùng để điều trị các bệnh cấp tính (khám ấn các điểm khích huyệt đau hay không đau).

Huyệt ngũ du liên quan đến ngũ hành:

Tỉnh  → huỳnh  du → kinh → hợp  (theo quy luật tương sinh của ngũ hành).

Huyệt nguyên: nơi tập trung nguyên khí điều trị bệnh của đường kinh và tạng phủ tương ứng.

Huyệt bản: tên gọi huyệt có cùng hành với tạng phủ tương ứng.

 

VẬN DỤNG CÁC HUYỆT NGŨ DU TRONG ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG

Dựa vào triệu chứng của bệnh để chọn huyệt ngũ du:

Huyệt tỉnh: dùng để điều trị các chứng: căng, nặng, đau tức vùng tim, trạng thái hôn mê và sốt cao.

Huyệt huỳnh: điều trị bệnh nhiệt ôn và sốt cao.

Huyệt du: điều trị tạng phủ tương ứng khi có bệnh.

Huyệt kinh: điều trị ho, hen suyễn, nóng lạnh, hàn nhiệt vãng lai.

Huyệt hợp: điều trị các triệu chứng khí nghịch, nôn, nấc, ợ hơi, ỉa chảy.

 

DỰA THEO KINH BỊ BỆNH VÀ TẠNG PHỦ TƯƠNG ỨNG SỬ DỤNG HUYỆT BẢN CỦA KINH CÓ BỆNH

CÁCH VẬN DỤNG HUYỆT NGŨ DU

 “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con” theo quy luật ngũ hành tương sinh chọn huyệt ngũ du theo quan hệ mẹ-con trên cùng một đường kinh. Ví dụ: phế thực (kim), tả con (kim sinh thủy), tả xích trạch (xích trạch thuộc thủy); phế hư bổ mẹ, bổ thái uyên (thái uyên thuộc thổ); không hư không thực dùng huyệt nguyên của kinh phế, huyệt thái uyên bình bổ, bình tả.

Chọn huyệt ngũ du ở đường kinh khác có quan hệ biểu lý với đường kinh bị bệnh, theo nguyên tắc sinh khắc, nếu bệnh ở kinh âm chọn huyệt ngũ du kinh dương có quan hệ biểu lý với nó, nếu kinh dương có bệnh chọn huyệt ngũ du ở kinh âm có quan hệ biểu lý với nó.

Chọn huyệt ngũ du ở đường kinh mẹ đối với đường kinh con có bệnh phế hư bổ tỳ, phế thực tả thận.

Chọn huyệt nơi đường kinh trên và đường kinh dưới của kinh có bệnh.

Ví dụ: trung quản - túc tam lý - công tôn.

Chữa nấc: chí dương - cách du - cách quan (I)

Hồn môn - y xá - cách quan - chi thấn (II)

Bệnh phế: chương môn, phế du, tình minh, thái uyên, cao hoang, đồng tử liêu, thiên lịch, phế du, trung phủ.

Bàng quang: bàng quang du, trung cực, dạ dày, tỳ du, vị du, trung quản.

Chọn huyệt theo nhóm huyệt: có một số huyệt liên kết các kinh âm với kinh dương gọi là huyệt nhóm. Có bốn huyệt nhóm:

Giản sử (thủ tham âm).                                

Tam dương lạc (thủ tam dương).

Huyền chung (túc tam dương).

Tam âm giao (túc tam âm).

Một số huyệt có tác dụng đặc hiệu:

Khu phong: phong trì, phong môn, phong thị, trung phong, phong thủ, á môn, liêm tuyền, thiên đột.

Chảy máu cam, viêm nhiễm: hợp cốc, khúc trì (hạ sốt, chống dị ứng).

Chống dị ứng: khúc trì, huyết hải, bát phong, bát toàn, giải khê, dương trì.

Rong kinh, rong huyết: ẩn bạch, đại đôn. Trừ đàm dùng huyệt phong long; huyệt huyền chung: điều trị vẹo cổ cơ năng ở bên đau; điêu khẩu, điều trị liệt khớp vai bên đau; cao huyết áp, tiền đình, đau mắt đỏ cấp tính, dùng huyệt thái xung, dương lăng tuyền, thiếu dương, tình minh, hợp cốc… 

Huyệt lạc và ý nghĩa lâm sàng 15 lạc mạch:

Thủ tam âm: liệt khuyết, nội quan, thông lý.

Thủ tam dương: thiên lịch, ngoại quan, chi chính.

Túc tam âm: công tôn, lãi câu, đại chung.

Túc tam dương: phong long, quang minh, phi dương.

Nhâm mạch - cưu vĩ.

Đốc mạch - trường cường.

Đại lạc mạch tỳ - đại bao (tổng lạc).

Dùng huyệt lạc vừa có tác dụng điều trị của kinh có huyệt đó lại vừa có thể điều trị các bệnh của kinh có quan hệ biểu lý với kinh có huyệt.

Tám hội huyệt:

Hội của tạng: chương môn.                          

Hội của phủ: trung quản.

Hội của khí: chiên trung.                            

Hội của huyết: cách du.

Hội của cân: dương lăng tuyền.                            

Hội của mạch: thái khê.

Hội của tủy: huyền chung (tuyệt cốt).                    

Hội của cốt: đại trữ.

Khi một loại tổ chức nào đó trong cơ thể bị bệnh, có thể dùng huyệt hội của nó để điều trị.

Bát mạch kỳ kinh giao huyệt hội.

Tổng huyệt(có 6 huyệt):

Hợp cốc - ủy trung.             

Liệt khuyết - túc tam lý.

Nội quan - tam âm giao.

Huyệt hội có ý nghĩa lâm sàng, châm một huyệt nhưng có tác dụng trên nhiều kinh. Ngoài ra còn có huyệt ngoài kinh (kinh ngoại kỳ huyệt). Huyệt ngoài kinh là huyệt không nằm trên đường kinh chính (14 đường kinh) và cũng có thể nằm trên đường đi của kinh nhưng không phải huyệt của kinh đó. Một số nhà châm cứu hậu sinh đã phát hiện khoảng 200 huyệt ngoài kinh mặc dù theo tổ chức Y tế Thế giới (Malina, 1991) xác định có 48 huyệt ngoài kinh.

Á thị huyệt, người xưa còn thường lấy chỗ đau làm huyệt gọi là thống điểm hoặc thiên ứng điểm. Á thị huyệt có tác dụng giảm đau tại chỗ tốt do lưu thông khí huyết.

Chú ý: cách vận dụng các huyệt ngũ du theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc (xem bảng phụ lục 3 và 4. Cách vận dụng các huyệt mộ, huyệt khích, huyệt lạc, huyệt nguyên theo thứ tự tuần hành của kinh khí và thời gian khí thịnh (xem bảng phụ lục 4 và 5).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top