Phô mai thông thường được làm từ sữa bò, sữa trâu, sữa cừu và dê. Hiện tại có hàng trăm nghìn loại phô mai khác nhau được sản xuất trên thế giới. Nguồn gốc của sữa, kiểu chế biến sữa và phô mai chín sẽ ảnh hưởng đến thành phần dưỡng chất, hình dạng, hương vị, cấu trúc của từng loại phô mai.
Mặc dù, phô mai được cho là thủ phạm gây ra thừa cân béo phì vốn đã quá phổ biến ở phương Tây và ngày càng báo động ở châu Á, do là trong phô mai có chứa rất nhiều chất béo bão hòa, làm ra tăng cholesterol va tăng sự tích lũy mô mỡ. Tuy nhiên đó chỉ là sự suy đoán chưa có bằng chứng. Phô mai ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo ước tính trên toàn thế giới, sản lượng phô mai năm 2012 đạt khoáng 20*10^6 tấn với 70% lượng tiêu thụ ở châu Âu và bắc Mỹ, tăng khoảng 18% so với năm 2005. Tiêu thụ phô mai ngày càng tăng do chế độ ăn phương Tây ngày càng được lan rộng trên toàn thế giới và mở rộng các quảng cáo về phô mai.
Phô mai là một sản phẩm giàu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể gồm có protein, peptid có tác dụng sinh học, amino acid, chất béo, acid béo, vitamin và muối khoáng.
Protein được tìm thấy trong phô mai là loại có khả năng tiêu hóa là 100% bởi quá trình thủy phân casein khi phô mai chín giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Protein rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em ở mọi lứa tuổi. Protein cũng giúp bảo toàn khối cơ nạc ở nhưng người giảm cân.
Những khuyến nghị mới nhất về việc giảm cân, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp protein trong suốt quá trình giảm cân và tập luyện thể thao. Chất béo là một trong những thành phần có hàm lượng cao thứ 2 trong phô mai sau protein, chiếm khoảng 20-35% trọng lượng khô. Cứ khoảng 50g phô mai giữ nguyên béo ước tính cung cấp được khoảng 2/3 nhu cầu chất béo khuyến nghị một ngày cho người lớn. Trong phô mai không chỉ chứa chất béo bão hòa mà con chứa cả chất béo không bão hòa cần thiết cho các hoạt động sinh học của cơ thể. Một thử nghiệm trên động vật về ảnh hưởng của việc ăn phô mai Gouda lên bệnh rối loạn chuyển hóa. Người ta thấy rằng chuột ăn phô mai có lượng mỡ trung bình thấp hơn đáng kể so với chuột được ăn chế độ ăn chứa casein và mỡ bơ. Thêm vào đó, lượng LDL huyết thanh cũng ảnh thấp hơn ở chuột so ăn phô mai. Theo Higurashi và cộng sự, phô mai có thể ngăn cản việc tích lũy mô mỡ và hội chứng rối loạn chuyển hóa do có ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp cholesterol ở gan.
Phô mai cũng được coi là thực phầm giàu vitamin chẳng hạn như vitamin D, vitamin K2 và các chất khoáng như phosphor, magie và kẽm. Các vi chất này có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, chẳng hạn như phòng chống sâu răng, bảo vệ xương, cần thiết cho quá trình tái khoáng, tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa của cơ thể. Ở nhưng người béo phì do chế độ ăn không lành mạnh nghiêng vê tinh bột và chất béo không lành mạnh nên cơ thể dễ bị thiếu hụt các vitamin và muối khoáng hơn người bình thường. Không những thế khi giảm cân việc hạn chế calo trong chế độ ăn cũng có khả năng cung cấp không đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể, do đó người giảm cân thường thấy mệt mỏi và thiếu chất. Chính vì thế phô mai có thể là một lựa chọn tốt cho đối tượng này.
Rất nhiều quốc gia phương tây, khuyến khích việc tiêu thụ chế phẩm từ sữa trong đó có phô mai được coi là một thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn lành mạnh. Ví dụ, ở Mỹ các chế phẩm từ sữa chiếm đến 3 phần trong bữa ăn hàng ngày (mặc dù đều là những thực phẩm giảm chất béo hoặc không có chất béo) đều được khuyến cáo.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh