Cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ với Axit béo omega-3, omega-6

Nội dung

Nghiên cứu do Mats Johnson, tại trung tâm Tâm thần kinh Gillberg, Học viện Sahlgrenska thực hiện. Ông và cộng sự lưu ý rằng nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của axit béo omega-3 và axit béo omega-6 lên trẻ tập trung kém và khó đọc. Vì vậy, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu xem các axit béo này có cải thiện khả năng đọc ở học sinh không.

Mặc dù cơ thể con người có thể tạo ra phần lớn chất béo cần thiết từ các chất béo khác hoặc nguyên liệu thô, song omega-3 và omega-6 là những chất béo thiết yếu cơ thể phải lấy từ thực phẩm.

 

Những thực phẩm chứa nhiều omega-3 gồm cá, dầu thực vật, hạt, hạt lanh và rau lá xanh. Trong khi đó, phần lớn axit béo omga-6 trong chế độ ăn có nguồn gốc từ dầu thực vật.

Johnson và cộng sự lưu ý rằng các chất béo không bão hòa chuỗi đa bao gồm omega-3 và omega-6 và ảnh hưởng của chúng lên việc học tập và hành vi của trẻ đang ngày càng được tập trung nghiên cứu.

 

Theo các tác giả, chế độ ăn hiện đại không chứa nhiều omega-3.

John cho biết: “Màng tế bào trong não chủ yếu được tạo thành từ các chất béo không bão hòa chuỗi đa đa và có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng axit béo rất quan trọng để truyền tín hiệu giữa tế bào thần kinh và hệ thống điều chỉnh tín hiệu trong não”.

Trẻ bị các rối loạn tập trung cho thấy có cải thiện lớn hơn

Nghiên cứu này được thực hiện trên 154 học sinh học lớp 3 (9-10 tuổi) ở Tây Thụy Điển.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã đánh giá kỹ năng đọc sử dụng bài kiểm tra dựa trên máy tính, được gọi là test Logos. Nó đánh giá tốc độ đọc, khả năng đọc những từ vô nghĩa và từ vựng.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã phân chia ngẫu nhiên trẻ vào nhóm dùng viên bổ sung omega-3 và omega-6 hoặc nhóm uống viên giả dược chứa dầu cọ. Trẻ được uống những viên nang này trong 3 tháng và chúng không biết mình được dùng axit béo hay giả dược.

 

Kết quả cho thấy sau 3 tháng, kỹ năng đọc của trẻ được bổ sung axit béo đã cải thiện so với trẻ dùng giả dược. Điều này đặc biệt thấy rõ trong khả năng đọc to những từ vô nghĩa và phát âm chuẩn xác và khả năng đọc hàng loạt các chữ một cách nhanh chóng

Mặc dù nghiên cứu bao gồm một số trẻ có những rối loạn chú ý nhẹ nhưng không có bất cứ trẻ nào trong nghiên cứu được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trẻ bị các rối loạn tập trung nhẹ có cải thiện lớn hơn trong các bài kiểm tra sau khi bổ sung axit béo, bao gồm đọc nhanh hơn.

Nghiên cứu mù đôi đầu tiên có đối chứng giả dược này chỉ ra rằng omega-3/6 cải thiện khả năng đọc ở trẻ em. Mặc dù nghiên cứu này chỉ ra rằng trẻ em có thể có lợi nhờ việc bổ sung axit béo, nhưng theo các nhà nghiên cứu để chắc chắn hơn về kết quả, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu khác.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top