Những người thường xuyên ăn chất béo không bão hòa, thường thấy ở cá và dầu thực vật, có khả năng sống lâu hơn 20 phần trăm. Đó là kết quả từ một nghiên cứu thực hiện trên 120.000 người.
Kết quả này đã được xuất bản trên Tạp chí Nội khoa Jama, góp phần làm bằng chứng ủng hộ cho chế độ ăn từ Địa trung hải – giàu cá, rau, quả hạch và dầu ôliu – hơn là chế độ ăn ít chất béo và giàu tinh bột.
Các chuyên gia đang ngày càng kêu gọi đưa chất béo không bão hòa vào một phần của hướng dẫn khẩu phần quốc gia, với tầm quan trọng tương tự như chất đạm, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Khuyến nghị này tiếp theo sau thông tin rằng bơ, vốn mang tiếng xấu bởi các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng trong hàng thập kỉ, không có hại với sức khỏe và thậm chí có thể bảo vệ khỏi tiểu đường.
Một nghiên cứu thí điểm quy mô lớn trên người tiểu đường tuýp 2 đã xuất bản kết quả trên Tạp chí Thời đại (The Times). Cụ thể, một khẩu phần ít đường bột và giàu đạm, chất béo không bão hòa có thể giảm lượng đường máu trong hàng tuần.
Nghiên cứu mới đây nhất trên 126.233 người, thực hiện tại trường Đại học Harvard cho thấy chỉ cần tăng 2 phần trăm lượng chất béo trans (có trong bơ thực vật và các nhóm “ít chất béo” khác) có thể dẫn đến tăng 16 phần trăm nguy cơ với tử vong sớm.
Kết quả tương tự có thể thấy ở người thường ăn phô mai, thịt đỏ giàu chất béo và các thức ăn khác giàu chất béo bão hòa. Khi so sánh với cùng lượng calo từ đường bột, cứ tăng mỗi 5 phần trăm chất béo bão hòa tiêu thụ thì tăng 8 phần trăm nguy cơ tử vong chung.
Tuy nhiên, những người hấp thụ lượng lớn dầu ôliu và dầu hướng dương, quả hạch và dầu cá sống lâu hơn từ 11 đến 19 phần trăm. Thay thế chỉ 5 phần trăm tổng lượng calo tiêu thụ đối với chất béo bão hòa (khoảng 15g) bằng cùng lượng chất béo không bão hòa đa nguyên thì nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch, ung thư và các nguyên nhân khác thấp hơn 27 phần trăm.
“Chúng ta cần tập trung vào các hướng dẫn dựa vào thực phẩm để giúp cộng đồng chứ không phải chỉ quan tâm đến các chất dinh dưỡng đơn lẻ” – Aseem Malhotra, bác sĩ tim mạch làm việc tại Quỹ y học Frimley NHS và là một thành viên tích cực của hội chiến dịch Hành động với Đường phát biểu. “một khẩu phần giàu rau củ, dầu ôliu, dầu cá và quả hạch có lợi ích to lớn đối với sức khỏe tim mạch.
“Giảm tiêu thụ chất bột tinh luyện và đường có lợi phần nào đối với những người có bệnh hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
“Ý kiến cho rằng bơ không có hại cho tim mạch có thể gợi ý rằng sữa nguyên chất béo có thể bảo vệ khỏi tiểu đường tuýp 2.”
Nita Forouhi, làm việc tại khoa dịch tễ của Hội đồng nghiên cứu ý khoa trường Đại học Cambridge, phát biểu: “Trong bối cảnh nghiên cứu chất béo trong khẩu phần hiện đang đang còn nhiều tranh cãi, nghiên cứu lớn này cung cấp bằng chứng quan sát mạnh mẽ đối với lợi ích sức khỏe của việc thay đổi chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa nguyên.
“Đây là thời điểm phù hợp để nỗ lực đưa ra hướng dẫn cụ thể về những lợi ích và tác hại trên sức khỏe đối với các nguồn cung cấp chất béo từ thực phẩm khác nhau, vượt lên trên những vấn đề của các loại chất béo, vi chất dinh dưỡng.”
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh