Cũng giống như các bệnh nhân gan nhiễm mỡ khác, trẻ em bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì luôn được các bậc phụ huynh quan tâm bởi chúng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tốt nhất là trẻ nên tuân thủ chế độ nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo động vật. Tuy nhiên cần cân đối bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản. Tránh kiêng khem quá mức gây thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho trẻ bị gan nhiễm mỡ:
Trẻ em béo phì, thừa cân là những đối tượng dễ mắc gan nhiễm mỡ nhất. Do đó một trong những cách cải thiện tình trạng bệnh là giảm cân. Trẻ gan nhiễm mỡ nên ăn các loại rau xanh. Đặc biệt rau màu xanh lá đậm như rau bina, rau cải xoăn, súp lơ xanh rất giàu chất xơ và vitamin giúp trẻ giảm trọng lượng cơ thể. Đồng thời chúng còn là nguồn cung cấp canxi tự nhiên giúp trẻ phát triển chiều cao.
Protein trong đậu nành cũng như các thực phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, mầm đậu nành… giúp giảm 20% lượng mỡ và triglyceride tích tụ trong gan (Theo nghiên cứu của Đại học Illinois). Ngoài ra đậu nành có chứa nhiều acid amin như methionin, tryptophan, leucin,…Đây đều là những acid amin cần thiết cho cơ thể. Do đó trẻ bị gan nhiễm mỡ nên ăn bổ sung đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hàng ngày, vừa giảm nguy cơ bệnh mà còn giúp trẻ phát triển cao lớn hơn.
Các loại cá từ biển như cá hồi, cá ngừ, cá mòi… có chứa nhiều acid béo không no Omega-3, omega-6 giúp giảm cholesterol và triglyceride trong cơ thể. Các acid béo này tạo liên kết ester với cholesterol và triglyceride, tan trong máu rồi vận chuyển ra khỏi lòng mạch đến mô mỡ và gan để chuyển hóa. Hơn nữa, trong omega có chứa DHA, EPA là những chất có vai trò rất quan trọng trong phát triển trí não và thị lực của trẻ.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúc mạch, gạo lứt, yến mạch… chứa nhiều chất xơ tạo cảm giác no cho người dùng. Đây là những thực phẩm trẻ béo phì kèm nhiễm mỡ nên ăn bởi chúng giúp trẻ giảm cân nặng.
Để hạn chế gan nhiễm mỡ ở trẻ em, việc cần làm là thăm khám sức khỏe thường xuyên, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống và giảm cân nếu có thừa cân.
Trẻ em thừa cân có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ nên thay đổi thói quen ăn uống khoa học.
Tránh xa đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều lần, nội tạng động vật.
Bổ sung tăng cường rau, củ, quả giàu chất xơ và các thực phẩm tốt cho gan như đậu nành, cá hồi, …
Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để cơ thể phát triển cân đối, loại bỏ mỡ thừa, giảm cân.
Tạo môi trường cho trẻ vui chơi, giải trí giảm thiểu tình trạng căng thẳng, stress,…
Khi thấy trẻ có các biểu hiện chán ăn, đau tức hạ sườn phải… Phụ huynh cần đưa trẻ đến khám để xét nghiệm, chẩn đoán xác định để được điều trị phù hợp.Tốt nhất để phát hiện sớm bệnh, tránh biến chứng bố mẹ nên cho trẻ khám sức khỏe định kỳ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh