Đối với chứng bệnh trào ngược dạ dày, các chất kích thích có trong dạ dày như axit, pepsine, dịch mật… gây kích ứng đối với niêm mạc thực quản và gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày. Triệu chứng của bệnh dễ nhận biết đó chính là biểu hiện ợ chua, nóng rát, đầy bụng, ấm ách, ăn mau no…
Ngoài ra bệnh còn có những biển hiện khác nhu đau ngực, buồn nôn và các biểu hiện ở phổi như ho mạn tính, hít sặc, hen… Nếu xảy ra không thường xuyên bệnh không đến mức nguy hiểm nhưng nếu xảy ra liên tục thường xuyên thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Tùy theo tình trạng của bệnh các bác sỹ sẽ chỉ định các loại thuốc hợp lý. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả với việc duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
Mỗi bữa ăn nên ăn vừa phải, tránh ăn quá nhiều, nên chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn lỏng mà nên ăn đặc, khô, sau khi ăn không nên nằm nhiều, ngồi ở tư thế cúi ra phía trước, nằm ngủ chọn tư thế đầu dốc cao. Ngoài ra, nên tránh những thực phẩm làm giảm trương lực cơ vòng như socola, thuốc lá, cà phê, chất mỡ…Vì các chất kích thích chính là thủ phạm khiến cho hiện tượng trào ngược dạ dày diễn ra nhiều hơn và các chất béo khi lưu lại trong dạ dày sẽ tạo ra các axit, kích thích nhanh các đợt trào ngược dạ dày.Khi ăn nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ, tránh nuốt hơi vào dạ dày. Chứng trào ngược dạ dày sẽ nhanh chóng biến mất và không tái phát nếu duy trì chế độ ăn hợp lý, khoa học.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh