Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng quả hạch

Nội dung

Sau khi tiến hành rà soát và phân tích có hệ thống 61 thử nghiệm lâm sàng, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Michael Falk thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Đời sống phát hiện thấy ăn quả hạch làm giảm tổng lượng cholesterol, chất béo trung tính, LDL cholesterol (cholesterol xấu) và lipoprotein ApoB, nguồn protein chính trong LDL cholesterol. Những chất này là yếu tố chính được dùng để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch ở người. Quả óc chó được nghiên cứu ở 21 trong số 61 thử nghiệm, nhiều hơn bất kỳ loại quả hạch khác có trong nghiên cứu này.

“Kết quả nghiên cứu củng cố hơn nữa các bằng chứng cho thấy các loại quả hạch như quả óc chó có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,” tiến sĩ Falk nói. “Quả hạch chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo chưa bão hòa, protein, vitamin và khoáng chất. Quả óc chó là loại quả hạch duy nhất chứa nhiều axit alpha-linolenic - tới 2,5 g trong mỗi 28 g quả óc chó- một loại omega-3 có trong thực vật.

Bên cạnh phát hiện cho thấy quả hạch có thể giảm tổng lượng cholesterol, chất béo trung tính, LDL cholesterol (cholesterol xấu) và ApoB, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy ăn ít nhất 56g quả hạch như quả óc chó mỗi ngày có tác động mạnh hơn đến giảm tổng lượng cholesterol và LDL. Ngoài ra, kết quả cho thấy ăn quả hạch có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bị tiểu đường type 2.

 

 

Tổng số 1.301 bài báo được khảo sát, chọn 61 thử nghiệm đáp ứng được tiêu chí để đưa vào phân tích hệ thống, bao gồm 2.582 người tham gia. Các thử nghiệm cung cấp quả hạch trực tiếp cho các nhóm can thiệp thay vì chỉ khuyên dùng quả hạch trong chế độ ăn. Liều dùng quả hạch dao động từ 5 đến 100g/ngày và hầu hết người tham gia tuân thủ chế độ ăn của mình.

Hơn hai thập kỷ nghiên cứu cho thấy quả óc chó có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch bằng cách giảm 9-16%  LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giảm 2-3 mmHg2 ở huyết áp tâm trương. Quả óc chó còn làm giảm tổng lượng cholesterol và tăng cholesterol HDL, giảm chứng viêm đo bằng protein phản ứng C và cải thiện chức năng động mạch. Những nhân tố này là nguy cơ chính gây ra bệnh tim, và giảm thiểu chúng là cách cần thiết để có một trái tim khỏe mạnh hơn. Bên cạnh omega-3, quả óc chó cũng là nguồn cung cấp chất xơ (2 g trong mỗi 28 g quả óc chó) và protein (4 g trong mỗi 28 g quả óc chó).

  •  Cây óc chó thuộc nhóm cây thân gỗ lâu năm trong bộ Dẻ (Fagales), chiều cao cây có thể to lên 20m. Hoa của nó đơn tính, khá giống với đuôi sóc. Quả có lớp vỏ mềm, bên trong hạt là lớp vỏ cứng màu vàng nâu, phần nhân bên trong chứa nhiều dầu, nhăn giống như não.
  •  Tên tiếng Anh của quả óc chó là Walnuts hay còn gọi là quả bồ đào, được trồng chủ yếu ở các vùng California Walnuts của Mỹ (chính vì thế nên quả óc chó mới có tên khoa học hay tên tiếng anh là Walnuts), Canada, Nga, Trung Quốc. Và mới gần đây có một số tỉnh của nước ta như: Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng cũng đã trồng được cây óc chó. Tuy nhiên số lượng cây óc chó ở nước ta chưa nhiều, đang còn khá hiếm, có kích thước nhỏ như hạt nhãn nhưng các nước trên thì óc chó khá phổ biến và to hơn. Và cũng khó để nhận biết quả óc chó mua ở đâu sẽ là quả óc chó Mỹ ngon.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top